Fica
  1. Doanh nghiệp

Nhiệt điện Thái Bình 2: Ngân hàng ngừng giải ngân, dự án lo phải "đắp chiếu"

Bài lấy lại
Bài lấy lại

PVN thừa nhận, mặc dù khối lượng công việc của dự án còn lại không nhiều và dù chủ đầu tư/tổng thầu đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp nhưng chỉ mang tính ngắn hạn và không giải quyết triệt để các khó khăn về tài chính của dự án nên thực trạng ngày càng xấu.

Nhiệt điện Thái Bình 2 đang gặp nhiều vướng mắc về tài chính.
p.p1 {margin: 0.0px 0.0px 0.0px 0.0px; font: 13.0px Helvetica}
p.p2 {margin: 0.0px 0.0px 0.0px 0.0px; font: 13.0px Helvetica; min-height: 16.0px}

Nhiệt điện Thái Bình 2 đang gặp nhiều vướng mắc về tài chính.

Báo cáo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) gửi lên Bộ Công Thương mới đây đã hé lộ một số thông tin về thực trạng công tác thu xếp vốn, giải ngân của Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 - dự án vẫn được coi là “di sản” của ông Trịnh Xuân Thanh và nhiều lãnh đạo khác của PVN, PVC thời đương chức.

Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 với tổng mức đầu tư điều chỉnh trước thuế được phê duyệt là hơn 1,827 tỷ USD, trong đó vốn chủ sở hữu chiếm 30% và vốn vay chiếm 70%, tương đương vốn vay cần thu xếp là hơn 1,279 tỷ USD.

Theo báo cáo của PVN, tổng giá trị hợp đồng vay nước ngoài đã ký là hơn 937,14 triệu USD, trong đó: ký với JBIC/NEXI Nhật Bản 141,89 triệu USD; vay trực tiếp từ KEXIM Hàn Quốc 221,82 triệu USD; vay có bảo hiểm KEXIM 270 triệu USD; vay thương mại nước ngoài 195,25 triệu USD.

Dự kiến đến 30/9/2018, giải ngân vốn vay là 610,31 triệu USD. Tổng nợ gốc đã trả 117,31 triệu USD, số dư nợ vay là 492,99 triệu USD, số tiền còn chưa được giải ngân là 326,83 triệu USD và sẽ hết hạn giải ngân vào ngày 28/9/2018.

PVN cho biết, việc không giải ngân được vốn vay của dự án thời gian qua là do các bên cho vay dừng giải ngân để làm rõ lý do chậm tiến độ dự án và chậm tiến độ thanh toán cũng như làm rõ các sai phạm của cán bộ lãnh đạo Tập đoàn, Ban quản lý dự án, PVC liên quan tới dự án…

“PVN đã có công văn gửi Bộ Tài chính và các bên cho vay của các khoản vay nói trên để xin gia hạn thời gian giải ngân vốn vay đến 31/3/2021. Hiện các bên đang xem xét và chưa có phản hồi”, PVN cho hay.

Ngoài khoản vay nước ngoài, đối với nguồn vay trong nước, hồi năm 2014, Hội đồng thành viên PVN đã thông qua các nguyên tắc để vay 4.600 tỷ đồng từ 4 ngân hàng gồm Vietcombank, Vietinbank, BIDV và Agribank. Tuy nhiên, đến nay các ngân hàng vẫn trì hoãn việc đàm phán để thống nhất dự thảo hợp đồng với lý do Ngân hàng Nhà nước đề nghị thẩm định lại dự án, thẩm định năng lực tổng thầu PVC, vụ kiện liên quan đến vi phạm của một số nguyên lãnh đạo…

Thực tế, thời gian qua, trong khi các bên cho vay dừng giải ngân vốn, PVN đã tạm sử dụng vốn chủ sở hữu đối với dự án. Do đó, vẫn đảm bảo đủ vốn để triển khai dự án, thanh toán cho các nhà thầu theo đúng tiến độ.

Để thu xếp vốn cho dự án, PVN cũng phối hợp với Vietcombank và Vietinbank xây dựng đề án phát hành trái phiếu trong nước trị giá 10.000 tỷ đồng thời hạn 10 năm để cân đối dòng tiền của Tập đoàn, giải ngân hoàn vốn chủ sở hữu cho dự án và dự kiến nguồn vốn vay không bảo lãnh Chính phủ 320 triệu USD.

Dù vậy, đánh giá khả năng bảo đảm vốn thực hiện dự án, PVN thừa nhận, mặc dù khối lượng công việc của dự án còn lại không nhiều (khoảng 17%) và dù chủ đầu tư/tổng thầu đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp nhưng chỉ mang tính ngắn hạn và không giải quyết triệt để các khó khăn về tài chính của dự án nên thực trạng ngày càng xấu.

“Nguồn lực của Tổng thầu PVC ngày càng cạn kiệt, các nhà thầu thi công trên công trường thiếu vốn, không thể huy động nguồn lực/kinh phí thực hiện, tiềm ẩn nguy cơ dự án tiếp tục chậm tiến độ, thậm chí không có khả năng hoàn thành, phát sinh chi phí và gây thiệt hại về kinh tế cho PVN, PVC nói riêng và cho nhà nước nói chung”, PVN cho biết.

Phương Dung