Fica
  1. Doanh nghiệp

Mỗi ngày, Việt Nam có hơn 300 doanh nghiệp khó khăn, rời bỏ thị trường

Bài lấy lại
Bài lấy lại

Dân trí 8 tháng đầu năm 2018, cả nước có hơn 72.000 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, chờ giải thể và phá sản, lượng tăng hơn 18.000 doanh nghiệp so với cùng kỳ năm trước (tương đương mức tăng khoảng 34%).

Đáng lo hơn là số doanh nghiệp ngừng hoạt động, không tiếp tục đăng ký kinh doanh, chờ giải thể tăng 46%, doanh nghiệp phá sản tăng gần 18% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, theo Tổng cục Thống kê, 8 tháng đầu năm 2018, cả nước có hơn 21.500 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước.

Trong số doanh nghiệp khó khăn, ngừng hoạt động và phá sản có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng, bất động sản.

Trong số doanh nghiệp khó khăn, ngừng hoạt động và phá sản có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng, bất động sản.

Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, chờ giải thể đạt 41.600, tăng gần 46% so với cùng kỳ năm trước. Tổng số doanh nghiệp khó khăn, phải ngừng hoạt động trong 8 tháng qua là 63.200 doanh nghiệp, tăng hơn 38% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể 8 tháng qua là hơn 9.000 doanh nghiệp, tăng gần 18% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, doanh nghiệp quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng chiếm trên 90%.

Như vậy, mỗi tháng Việt Nam có khoảng 9.000 doanh nghiệp khó khăn, tạm ngừng hoạt động và đóng cửa, bình quân một ngày số doanh nghiệp này phải rời bỏ thị trường là 300 doanh nghiệp, chủ yếu tập trung vào khu vực doanh nghiệp nhỏ, có số vốn và quy mô doanh nghiệp nhỏ bé.

Số doanh nghiệp gặp khó khăn, phải ngừng hoạt động 8 tháng qua chủ yếu là ở lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy với 8.500 doanh nghiệp tăng 24%.

Số doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng là 3.300 doanh nghiệp, tăng 15% so với năm trước. Doanh nghiệp khu vực chế biến chế tạo là 2.700, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm trước...

Số doanh nghiệp phá sản tập trung lớn vào lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy với 3.500 doanh nghiệp, tăng 20%. Doanh nghiệp lĩnh vực chế biến, chế tạo có hơn 1.300 doanh nghiệp, tăng trên 26%.

Ở chiều ngược lại, tổng số doanh nghiệp thành lập mới, quay trở lại hoạt động đạt gần 108.400 doanh nghiệp, trong đó có hơn 87.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và gần 21.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động.

An Linh