Fica
  1. Doanh nghiệp

Khó khăn còn tiếp diễn với ngành thép và xi măng trong năm 2023

Bài lấy lại
Bài lấy lại

Theo báo cáo “Triển vọng vĩ mô và chiến lược đầu tư 2023” của Chứng khoán VNDirect, các doanh nghiệp sản xuất thép và xi măng Việt Nam đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn, như: Nhu cầu xây dựng toàn cầu giảm, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao và dư thừa nguồn cung đáng kể từ quý III/2022.

Số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu xi măng lớn nhất của Việt Nam kể từ năm 2018 và chiếm 54% tổng sản lượng xi măng xuất khẩu năm 2021. Tuy nhiên, do nhu cầu xây dựng yếu đi tại Trung Quốc, ngành xi măng Việt Nam gặp khó khăn kể từ tháng 5-2022. Trong tháng 10-2022, sản lượng xuất khẩu xi măng của Việt Nam đã giảm mạnh 30% và chỉ đạt 26 triệu tấn. Nhu cầu xây dựng giảm cũng được ghi nhận tại các thị trường xuất khẩu thép chính của Việt Nam là châu Âu và Hoa Kỳ kể từ tháng 5-2022 bởi lạm phát cao khiến nhu cầu bất động sản giảm và sản xuất công nghiệp bị thiếu hụt nguyên liệu đầu vào và năng lượng.

Về triển vọng trong năm 2023, hai ngành này vẫn bị đè nặng bởi sự ảm đạm của thị trường bất động sản. Mặc dù vậy, các chuyên gia VNDirect tin rằng có thể xuất hiện chỉ báo sớm cho sự cải thiện của ngành vào cuối năm 2023 bao gồm: Giá nguyên liệu đầu vào giảm (than cốc, than nhiệt, thép phế liệu); việc Trung Quốc mở cửa kinh tế trở lại và đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng sẽ thúc đẩy nhu cầu thép và xi măng toàn cầu phục hồi.

Theo Phong Châu

Báo Hà Nội mới