|
Sau khi Công ty của Chủ tịch bán ra toàn bộ cổ phiếu tới lượt một Phó tổng giám đốc muốn đăng ký bán ra 400.000 cổ phiếu tại CTCP Tập đoàn Hoa Sen (Mã chứng khoán: HSG)
Cổ phiéu HSG đang trải qua đợt bán tháo và giảm giá liên tục Cụ thể, từ ngày 15/10/2021 đến ngày 2/11/2022, cổ phiếu HSG đã giảm 70,1% từ 41.460 đồng về 12.400 đồng/cổ phiếu và là một trong những cổ phiếu giảm mạnh nhất sàn HoSE.
Thế nhưng, ông Trần Quốc Phẩm, Phó tổng giám đốc vẫn đăng ký bán 400.000 cổ phiếu HSG để giảm sở hữu từ 0,12% về còn 0,06% vốn điều lệ, giao dịch dự kiến thực hiện từ 7/11 đến 2/12. Trước đó, từ 23/6 đến 24/6, Công ty TNHH Tập đoàn Đầu tư Hoa Sen, tổ chức liên quan của ông Lê Phước Vũ vừa bán ra toàn bộ 17.749.301 cổ phiếu HSG để giảm sở hữu từ 3,6% về còn 0% vốn điều lệ. Như vậy, sau giao dịch, Công ty của ông Vũ không còn sở hữu cổ phiếu HSG.
Thêm nữa, từ ngày 17/10 đến 18/10, ông Bùi Thanh Tâm, Phụ trách Quản trị Công ty vừa bán ra 200.000 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 0,11% về chỉ còn 0,08% vốn điều lệ.
Trái ngược với lời hứa hẹn tăng bằng lần tại của Đại hội cổ đông thường niên tháng 3 năm 2022 cổ phiếu HSG giảm 61% giá trị. Ông Vũ chia sẻ “Sẽ không sản xuất, tài sản không cần thiết sẽ thực hiện bán hết để lấy tiền mặt, không sản xuất và tập trung phát triển Hoa Sen Home. Công ty không chia lợi nhuận, tập trung nguồn lực để phát triển cho tập đoàn, nếu chia hết lợi nhuận khi gặp khó khăn công ty sẽ chịu áp lực lớn, Khi thành công với chuỗi Hoa Sen Home, P/E của hệ thống phân phối sẽ là 25 lần, không còn 4 - 5 lần như hiện nay khi công ty hoạt động trong lĩnh vực thép. Nếu điều hành tốt, cổ phiếu Hoa Sen sẽ gấp nhiều lần so với Hoa Sen ở thời điểm hiện tại.”
Hoạt động kinh doanh của Hoa Sen đã không đạt kỳ vọng
Trong báo cáo tài chính hợp nhất Quý IV, Hoa Sen đã ghi nhận doanh thu 7.939 tỷ đồng thấp 50% so với cùng kỳ năm trước. Việc kinh doanh dưới giá vốn (8.170 tỷ đồng) khiến tập đoàn lỗ gộp hơn 230 tỷ đồng trong quý vừa qua.
Trong kỳ, HSG ghi nhận doanh thu tài chính giảm 35 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2021. Các khoản chi phí hoạt động như chi phí lãi vay, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp cũng được tiết giảm so với cùng kỳ 111,5 tỷ - 662 tỷ - 104 tỷ song Tập đoàn của Chủ tịch HĐQT Lê Phước Vũ vẫn lỗ ròng gần 900 tỷ đồng.
Lý giải về kết quả này, Hoa Sen cho biết các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam vẫn tiếp tục phải đối mặt với khó khăn chồng chất trong năm nay với giá đầu vào (chủ yếu từ nửa cuối năm ngoái) tăng cao trong khi giá thành phẩm bán ra trong năm nay liên tục xuống thấp.
Giá than cốc (Tradingeconomics.com) |
|
Giá thép giảm liên tục trong khi nhu cầu tiêu thụ chậm, lượng hàng tồn kho phục vụ cho hoạt động kinh doanh không thể giảm ngay lập tức dẫn đến sự sụt giảm mạnh biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp thép.
Bên cạnh đó, lạm phát tăng cao cùng với sự đình trệ của nền kinh tế khổng lồ Trung Quốc cũng như nhu cầu về các mặt hàng không thiết yếu (trong đó có thép) của các nước suy giảm mạnh qua đó gây ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu thép của Việt Nam.