Fica
  1. Doanh nghiệp

Doanh nghiệp: Xuất khẩu sang EU không phải vì tiền!?

Bài lấy lại
Bài lấy lại

Tới đây, khi các hiệp định thương mại tự do với EU chính thức có hiệu lực thì hàng nông sản Việt Nam sẽ có cơ hội rất lớn để thâm nhập thị trường này. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp đã xuất khẩu sang EU thì cho rằng, xuất khẩu sang thị trường này cái được lớn nhất chính là hệ thống quản lý.

Đó là nhận định của ông Phan Văn Thường, Giám đốc Công ty CP chế biến thực phẩm GOC tại diễn đàn “Thương mại Việt Nam - EU” diễn ra sáng nay (6/12) tại Hà Nội.

Đưa ra nhận xét như vậy vì hiện nay, Công ty của ông Thường đang làm với rất nhiều đối tác đến từ EU. Và để làm làm tốt tại thị trường này thì ông Thường cho rằng, các doanh nghiệp (DN) phải xác định được xuất khẩu sang EU để làm gì?


Các doanh nghiệp phải xác định được xuất khẩu sang EU để làm gì?

Các doanh nghiệp phải xác định được xuất khẩu sang EU để làm gì?

Sau một quá trình làm việc với thị trường khó tính nhất thế giới này, ông Thường rút ra được một kinh nghiệm đó là: “Đưa hàng hóa sang EU không nên cố gắng xuất số lượng thật nhiều, mà thay vào đó nên học hỏi để giúp chính công ty của mình nâng cấp được hệ thống quản lý. Điều này vô cùng quan trọng khi làm việc với thị trường châu Âu, vì ngay từ công nhân cho tới người quản lý cũng sẽ được nâng cấp về trình độ.”

“Ngay như bản thân công ty, chúng tôi chỉ cần 2 người làm logictics nhưng một năm có thể xuất khẩu tới 4.000 container hàng, khai hàng nghìn tờ khai hải quan vẫn rất nhàn. Khi nắm được hệ thống của thị trường châu Âu thì sẽ có thể xuất khẩu đi khắp nơi trên thế giới”, ông Thường nói.

Ông Thường đã từng từ chối xuất khẩu 35 container hàng cho một tập đoàn của Đức, mà chỉ nhận 20 container. “Vì thực sự, giá cả ở EU không hấp dẫn so với các nước khác và số lượng cũng không bằng xuất hàng trăm container sang thị trường Mỹ mỗi tháng. Tuy nhiên, hệ thống tiêu chuẩn của họ luôn là số 1”, ông Thường nói.

EU là một thị trường khó tính

Nhận định về cơ hội cho các hàng hóa nông sản, thực phẩm với thị trường châu Âu, ông Thường cho biết: “Nông sản Việt Nam xuất khẩu sang EU đang bị đánh thuế 14%. Nhưng thời gian tới, khi các hiệp định thương mại tự do được kí kết và đưa thuế về 0% thì thực sự sẽ là cơ hội cho chúng ta.”

“Tuy nhiên, các DN nên nhớ rằng, việc xuất khẩu vào EU không nên vì số lượng, mà giá trị gia tăng phải cao thì mới cơ hội đầu tư vào con người và hiện đại hóa toàn bộ hệ thống.”, ông Thường cho biết thêm.

Chia sẻ tại diễn đàn Thương mại Việt Nam - EU, Trưởng ban kinh tế và thương mại, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, bà Miriam Garcia Ferrer nhận định, khi EVFTA đi vào thực thi sẽ mang lại cơ hội cho cả 2 bên bởi trong số 10 quốc gia xuất khẩu nhiều nhất vào thị trường châu Âu, Việt Nam đang đứng thứ 10 và chiếm 2% tổng kim ngạch nhập khẩu vào EU.

“Tuy nhiên, các mặt hàng nông sản và thực phẩm xuất khẩu vào EU từ trước đến nay đều phải tuân thủ các điều khoản thương mại cũng như khuôn khổ pháp lý. Do vậy, hai bên cần phải biết “luật chơi” và tuân thủ những quy định chung giúp minh bạch thị trường, giải quyết các bất đồng phát sinh trong hoạt động thương mại”, bà Miriam Garcia Ferrer khuyến cáo.

Các hiệp định thương mại tự do được kí kết sẽ là cơ hội cho nông sản Việt Nam

Các hiệp định thương mại tự do được kí kết sẽ là cơ hội cho nông sản Việt Nam

“Ngoài ra, các hoạt động thương mại từ Việt Nam tới EU sẽ được miễn thuế sau 7 năm, từ EU tới Việt Nam là 10 năm. Đối với 1 số loại hàng nông sản EU có ưu tiên cho Việt Nam là các sản phẩm gạo, mía đường… hoạt động xuất khẩu này sẽ không bị tính thuế và không có hạn ngạch”, bà Miriam Garcia Ferrer cho biết thêm.

Liên minh Châu Âu (EU) là khu vực kinh tế thịnh vượng với GDP chiếm khoảng 23% GDP danh nghĩa thế giới, thu nhập bình quân đầu người lên tới 40.890 USD/ người/ năm. Với 28 nước thành viên, tổng dân số EU đạt khoảng 516 triệu dân. Với quy mô, dung lượng thị trường lớn, EU trở thành khu vực có nhu cầu nhập khẩu rất nhiều hàng hóa từ khắp các nước trên thế giới, trong đó mặt hàng nông sản có tiềm năng tiêu thụ vô cùng lớn tại khu vực này.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến hết quý II/2018, Việt Nam đã có hơn 10 mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, có mặt tại hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, một số sản phẩm xuất khẩu trên 1 tỷ USD như cà phê, gạo, điều, rau quả,….Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 5 tháng đầu năm 2018 đạt 15,6 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2017 và Việt Nam đứng trong top 5 các quốc gia xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới.

Thế Hưng