Từng là một công ty đặt xe qua mạng được định giá 120 tỷ đô, Uber vào tháng 5 năm nay đã tiến hành IPO với giá trị vốn hóa 75,4 tỷ đô la. Chỉ trong 4 tháng tính từ ngày IPO, cổ phiếu của Uber đã giảm hơn 2 tỷ đô, tính đến ngày 27/9 chỉ còn lại 53,669 tỷ đô và giá cổ phiếu đang bốc hơi nghiêm trọng. Theo báo cáo mới nhất của quý 1 năm 2019, Uber không còn nghi ngờ gì khi lỗ càng thêm lỗ, khoản lỗ của Uber trong quý này đã ở trong mức cao kỷ lục khi lên đến 5,2 tỷ đô la. Giảm tối đa tổn thất và chuyển các khoản bù lỗ đang là việc gấp của Uber, trước mắt công ty này sẽ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn lớn.
Với WeWork, chỉ trong vòng 4 tuần giá trị vốn hóa từ 47 tỷ USD đã giảm xuống còn 10 tỷ USD và hiện tại kế hoạch IPO của start up này đã hoãn vô thời gian khiến các nhà đầu tư không còn đủ sức kiên nhẫn. Theo một báo cáo mới đây, công ty này đã lỗ chỏng suốt 3 năm liên tiếp 429 triệu USD năm 2016, 890 triệu USD năm 2017 và 1,6 tỷ USD năm 2018.
Liệu Kỳ lân có đang diễn cho nhà đầu tư xem?
Trong một bài báo mới đây nhìn nhận về sai sót của hai startup tỷ đô trên, truyền thông quốc tế đã đưa ra quan điểm “Những con kỳ lân đang phải chịu hết áp lực này đến áp lực khác, mà những áp lực này là do chính họ tự gây ra, có thể nói là tự làm tự chịu, các doanh nghiệp startup lợi dụng những lỗ hổng của chính sách giám sát sẽ không bền vững”.
Mark Zuckerberg 10 năm trước đã từng nói, những người không theo quy tắc nào cả, thường dễ dàng có những tiến triển thuận lợi mang tính đột phá, trong quá trình này, kiếm tiền là một chuyện rất đỗi tự nhiên. Chính vì vậy càng nhiều người hy vọng sẽ không phải chịu một sự giám sát nào mà có thể tùy ý khởi nghiệp. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi các cơ quan quản lý xuất hiện, ảnh hưởng tiêu cực tích lũy?
Phóng viên quốc tế nhận định, mọi người đang xem một đám người startup lạc quan tích cực biểu diễn. Họ, những người với ý tưởng táo bạo, dưới sự thúc đẩy phá vỡ mô hình cũ, khiến người ta mắt tròn mắt dẹt, lịch sử khoa học công nghệ 10 năm qua đã bị chi phối bởi những định giá ấn tượng.
Người cầm đầu startup We Work Adam Neumann bị quy kết đã lạm dụng quyền để tự giao dịch, anh ta phải thu hồi lại cái tham vọng kế hoạch IPO, khiến định giá 47 tỷ đô của công ty này trượt dốc, để phát hành cổ phiếu định giá 10 tỷ đến 20 tỷ đô. Nhà đầu tư thậm chí có khả năng vẫn chưa chuẩn bị tốt để mua cổ phiếu giá thấp, nhưng họ có thời gian để xem xét vấn đề này, Adam Neumann đã lùi lại kế hoạch IPO vô thời hạn. Với Uber họ chưa thể giải quyết những vần đề còn tồn tại từ trước đó, chính quyền Califonia đã đưa ra lệnh công ty này phải thừa nhận các tài xế là nhân viên chính thức để họ được hưởng phúc lợi.
Tuy nhiên thì sự tồn tại của Kỳ lân không phải là không hợp lý, bởi có nhiều công ty trị giá 1 tỷ đô và ở Mỹ có khoảng 150 công ty như vậy vẫn đang hoạt động.
Ngược lại, điều này thể hiện rõ đối với sự thanh lý của các công ty Kỳ Lân là quá mạo hiểm, họ không ngại chuẩn bị vượt biên thu những lợi nhuận nằm trong vùng đỏ mà ai cũng chú ý đến, rất khó để không bị chú ý.
Một chuyên gia định giá tại Đại học New York đã từng có một bài viết được gọi là “Câu chuyện công ty”, bài viết nêu “Đó chỉ là những lời mô tả của những người sáng lập về tương lai phát triển của công ty tiến hành định giá start up. Đây có thể là cách họ thay đổi thế giới. Chuyên gia này cũng nhận định, vấn đề của các công ty nằm ở chỗ, nguồn giá trị của nó chỉ xây dựng trên những câu chuyện và cá tính mà không phải là mô hình kinh doanh, khi xuất hiện những người hoặc hành vi không đáng tin , sẽ nhanh chóng biến thành câu chuyện ngoài tầm kiểm soát.
Đâu là lý do khiến giới đầu tư có niềm tin vào những startup tỷ đô
Bài báo đưa ra nhiều dẫn chứng và những ví dụ điển hình của nhiều startup thu hút giới ddaauaf tư. Steve Jobs có thể không được lòng nhiều người ở Thung lũng Silicone, có thể ông đã làm phiền nhiều người thậm chí là nạt nộ họ, nhưng đó là những điều cần thiết, có thể ông không phải là những người táo bạo nhưng ông chuyên tâm vào tính đột phá của sản phẩm, thực lực là điều mà ai cũng nhìn thấy. Hay như Zuckerberg, người chứng mình cho sự không sợ bất cứ điều gì khi chỉ nhượng bộ một vài sự lên án của công chúng quốc tế, dù nhiều lần bị réo tên. Người sáng lập Uber Travis Kalanick đã bị buộc phải rời bỏ công ty do mình sáng lập nhưng đã cú chuyển mình ngoạn mục.
Có thể thấy những thiên tài trên đã reo rắc niềm tin đến các nhà đầu tư, về một cách mạng bùng nổ với những doanh nghiệp truyền thống. Tuy nhiên thời thế đã thay đổi khi đang có sự điều chỉnh thị trường và gây nên bất lợi cho các ý tưởng táo bạo, phố Wall và thung lũng Silicon đang dần mất niềm tin với các doanh nghiệp thua lỗ, thật khó để thấy những hy vọng xoay chuyển cục diện.
Tính đến tháng 6 năm nay, trong 12 tháng thu nhập của We Work là 2,6 tỷ đô, khoản nợ cho thuê tương lai 15 năm tới sẽ là 47 tỷ đô. Uber trong một quý đã đốt 1 tỷ đô và sa thải 435 người, thêm nữa là phải đói mặt với vấn đề yêu cầu của chính quyên bang Califonia.
Các chuyên gia trong ngành cho biết, nếu Kỳ Lân xuất hiện vấn đề , rủi ro mà nhà đầu tư sẽ phải chịu là định giá quá cao và những rủi ro tài chính. Hiện tại khi những chính sách giám sát được thiết chặt, các nhà đầu tư càng phải thận trọng hơn nữa. Ví nhụ như, nếu Uber phản kháng với những yêu cầu của chính quyền bang California, các bang khác tại Mỹ sẽ đồng lòng với California và chắc chắn cổ phiếu của Uber nguy cơ trượt dốc không phanh. We Work có thể sẽ tiếp tục IPO nhưng giá cố phiếu sẽ thấp hơn những gì họ mong đợi và Adam sẽ không còn quá nhiều quyền hạn.
Cuối bài viết truyền thông quốc tế nhận định, dù Thung lũng Silicon đầy nhưng điều điên rồ và táo bạo, chung quy đều là kiếm tiền, nhưng cũng không nên quá mạo hiểm.
Thanh Hải
Theo Tuotiao