Fica
  1. Doanh nghiệp

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 của Eximbank bất thành

Bài lấy lại
Bài lấy lại

Chỉ với 61 cổ đông, đại diện cho 512.070.324 số cổ phần, chiếm tỷ lệ 41,65%, đại hội đồng cổ đông thường niên (ĐHCĐ) 2021 của Eximbank đã không đủ điều kiện tiến hành theo quy định.

Sáng nay 27/4, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank - mã: EIB) tổ chức họp đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên.

Theo thông báo của ban tổ chức, cuộc họp dự kiến diễn ra vào lúc 9h, sau đó là lùi lại 9h30 do số cổ đông tham dự chưa đạt yêu cầu. Lúc 9h30, số cổ đông tham dự là 61, đại diện cho 512.070.324 số cổ phần, chiếm tỷ lệ 41,65%.

Ông Trần Ngọc Dũng, Trưởng ban Kiểm soát Eximbank, thông tin, theo quy định, tỷ lệ tham dự trong cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên phải đạt trên 65% quyền biểu quyết mới có thể tiến hành. Thế nên, cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 không thể tiến hành theo dự kiến.

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu tổ chức họp đại hội đồng cổ đông. Ảnh: Hoàng Dung

Theo tài liệu gửi tới các cổ đông, nếu tổ chức được ĐHCĐ thường niên 2021, Eximbank sẽ báo cáo tình hình kinh doanh của ngân hàng năm 2020, phương hướng hoạt động cho năm 2021.

Từ số liệu cho thấy, năm 2020, ngân hàng có lợi nhuận trước thuế đạt 1.340 tỷ đồng. Tổng tài sản đạt 160.435 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 133.918 tỷ đồng. Tổng dư nợ cấp tín  dụng (bao gồm dư nợ cho vay và trái phiếu doanh nghiệp, không bao gồm trái phiếu VAMC) đạt 102.018 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu là 2,52%, tăng 0,81% so với năm 2019 (năm 2019: 1,71%).

Lý giải về việc nợ xấu tăng, lãnh đạo ngân hàng cho do ảnh hưởng từ đại dịch Covid 19 tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng, thêm vào đó là việc giảm dư nợ cho vay đã góp phần tăng nhẹ tỷ lệ nợ xấu.

Năm 2021, Eximbank đặt mục tiêu với lợi nhuận trước thuế là 2.150 tỷ đồng, tăng 60% so với năm 2020. Tổng tài sản là 177.000 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2020. Huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư là 148.000 tỷ đồng. Dư nợ cấp tín dụng (bao gồm dư nợ cho vay khách hàng và trái phiếu doanh nghiệp) là 108.600 tỷ đồng. Trong đó, giảm tỷ lệ nợ xấu dưới 2,5%/tổng dư nợ. Đặc biệt là đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ tồn đọng, thực hiện mua lại toàn bộ nợ đã bán cho VAMC trong quý 1/2021.

Ông Yasuhiro Saitoh, Chủ tịch HĐQT Eximbank. Ảnh: Hoàng Dung

Ông Yasuhiro Saitoh, Chủ tịch HĐQT Eximbank, cho rằng, thời gian qua, việc tổ chức ĐHCĐ của Eximbank không được thành công như dự kiến là do không có sự thống nhất của các nhóm cổ đông. Trả lời câu hỏi của phóng viên vì sao sau nhiều lần tổ chức, họp ĐHCĐ của ngân hàng vẫn bất thành, liệu có phải do sự không thống nhất quyền lợi của các nhóm cổ đông? Việc này có ảnh hưởng ra sao về việc điều hành, kinh doanh của ngân hàng trong thời gian qua?

"Như ngày hôm qua 26/4, Eximbank tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 lần thứ 3 có tỷ lệ tham gia rất là cao nhưng hôm nay lại rất là thấp. Qua đó có thể thấy ngân hàng bị đang chi phối bởi thiểu số, một số nhóm cổ đông" - ông nói.

Khi được hỏi về nhóm cổ đông sở hữu khoảng 52% cổ phần của Eximbank phủ quyết cơ chế, khi suốt các cuộc họp ĐHCĐ trước đó, nhóm nắm quá bán thường có ý kiến trái ngược với quyết định của HHĐQT. Ví dụ cổ đông Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) đã có ý kiến bổ sung nội dung họp trong đại hội thường niên hôm qua (26/4) về thanh lọc, giảm thành viên HĐQT, thì lý do gì HĐQT không chấp nhận bổ sung vào nội dung họp.

Ông Yasuhiro Saitoh cho biết, thực sự ông cũng không biết ý định của cổ đông SMBC là gì, như hôm qua họ tham dự, nay thì không. Thực tế là, ông đã không làm việc ở SMBC nữa nên không biết được chiến lược, ý định của bên đó thế nào.

“Với vai trò là ngân hàng tầm cỡ, toàn cầu như SMBC, tôi thực sự rất buồn khi họ không tham dự vào ĐHCĐ hôm nay (27/4) – ông nói.

Còn chuyện HĐQT không chấp nhận bổ sung vào nội dung họp của SMBC, Eximbank khẳng định là luôn tuân thủ theo quy định của pháp luật. Trong đó có những luật chi phối ngân hàng như luật doanh nghiệp, rồi luật các tổ chức tín dụng. Đặc biệt, điều lệ của Eximbank thường phải cập nhật, trong đó cũng thuộc nội dung của cuộc họp ĐHCĐ trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, việc các cổ đông tham dự không có biểu quyết để cập nhật như thế sẽ ảnh hưởng đến công việc chung.

Đặc biệt, ông Lê Minh Quốc thành viên HĐQT còn khẳng định: “Với tình hình như vậy thì bất cứ việc gì Eximbank làm cũng phù hợp với luật và quy định”.

Làm rõ thêm về ý kiến, các nhóm cổ đông đối lập không tham dự ĐHCĐ liên quan đến nghị quyết 231 do ông ký về việc hủy nghị quyết 112, ông Quốc rằng, ông làm gì cũng theo quy định của pháp luật. Trong đó, nghị quyết 231 đã được Thanh tra ngân hàng Nhà nước kết luận là đúng.

Tiếp theo, ông Quốc còn giải thích về 2 nghị quyết gây tranh cãi của Eximbank là ông Yasuhiro Saitoh nhường lại vị trí Chủ tịch HĐQT cho ông Nguyễn Quang Thông, sau đó, ông Thông lại ký nghị quyết để bầu ông Yasuhiro Saitoh làm chủ tịch.

“Ông Yasuhiro Saitoh xin rời vị trí là có lý do cá nhân chính đáng, điều này đã được HĐQT phê duyệt và chấp thuận. Còn chuyện bầu ông Thông làm Chủ tịch là bởi theo điều lệ, người chủ tọa cuộc họp HĐQT phải là chủ tịch. Theo điều lệ, luật là sẽ bầu một người tạm thời, giữ chức chủ tọa hôm đó, rồi HĐQT cũng đã thảo luận rất nhiều trường hợp này, nên quyết định mời ông Yasuhiro Saitoh tiếp tục làm” – ông Quốc nêu.

Ông Lê Minh Quốc thành viên HĐQT còn khẳng định. Ảnh: Hoàng Dung

Đặc biệt, ông Lê Minh Quốc thành viên HĐQT còn khẳng định: “Với tình hình như vậy thì bất cứ việc gì Eximbank làm cũng phù hợp với luật và quy định”.

Làm rõ thêm về ý kiến, các nhóm cổ đông đối lập không tham dự ĐHCĐ liên quan đến nghị quyết 231 do ông ký về việc hủy nghị quyết 112, ông Quốc rằng, ông làm gì cũng theo quy định của pháp luật. Trong đó, nghị quyết 231 đã được Thanh tra ngân hàng Nhà nước kết luận là đúng.

Tiếp theo, ông Quốc còn giải thích về 2 nghị quyết gây tranh cãi của Eximbank là ông Yasuhiro Saitoh nhường lại vị trí Chủ tịch HĐQT cho ông Nguyễn Quang Thông, sau đó, ông Thông lại ký nghị quyết để bầu ông Yasuhiro Saitoh làm chủ tịch.

“Ông Yasuhiro Saitoh xin rời vị trí là có lý do cá nhân chính đáng, điều này đã được HĐQT phê duyệt và chấp thuận. Còn chuyện bầu ông Thông làm Chủ tịch là bởi theo điều lệ, người chủ tọa cuộc họp HĐQT phải là chủ tịch. Theo điều lệ, luật là sẽ bầu một người tạm thời, giữ chức chủ tọa hôm đó, rồi HĐQT cũng đã thảo luận rất nhiều trường hợp này, nên quyết định mời ông Yasuhiro Saitoh tiếp tục làm” – ông Quốc nêu.

Hoàng Dung