Nguồn: DRC - Biểu đồ: Dương Hoàng |
Dù kết quả kinh doanh khởi sắc, doanh thu thuần quý 4/2022 của công ty giảm 5% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế giảm tương tự xuống còn 104 tỷ đồng. Nguyên nhân của điều này chủ yếu đến từ sức tiêu thụ ở những thị trường xuất khẩu lớn như Brazil đã suy giảm cuối năm khi nền lạm phát gia tăng cùng cung tiền bị thắt chặt. Nguồn cầu được kỳ vọng sẽ cải thiện kể từ nửa cuối năm 2023 và sẽ là động lực tốt cho tăng trưởng doanh thu của CTCP Cao su Đà Nẵng.
CPI của Brazil trong năm 2022 tăng mạnh - Nguồn: Trading Economics |
Bên cạnh nguồn thu đến từ hoạt động kinh doanh, các dòng tiền đến từ hoạt động tài chính trong năm 2022 của doanh nghiệp cũng gặp nhiều sự xáo trộn. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính của công ty đã tăng 68% so với cùng kỳ nhờ tăng giá trị tiền gửi bình quân cũng như lãi suất tiết kiệm dâng cao vào nửa cuối 2022.
Dù vậy sự tăng trưởng này đã bị bào mòn hoàn toàn do chi phí tài chính tăng đột biến, trong đó có khoản lỗ tỷ giá 42 tỷ đồng của công ty, trong khi số liệu cùng kỳ năm ngoái doanh nghiệp chỉ lỗ 8 tỷ đồng. Lý giải cho việc này, ban lãnh đạo của doanh nghiệp đã đặt vấn đề về những đợt tăng giá mạnh của đồng USD vào những tháng cuối năm.
Thêm caption vào đây! (Giữ Backspace để xóa.) |
Bước vào năm 2023, khó khăn lớn nhất của công ty là đạt mức tăng trưởng dương từ nền cao năm 2022 trong bối cảnh thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước gặp nhiều khó khăn.
Từ nửa cuối 2022, trữ lượng hàng tồn kho của công ty đã tăng 19,4% so với đầu năm, chỉ số số ngày tồn kho bình quân cũng tăng từ 120 ngày lên 168 ngày, đồng nghĩa với việc công ty sẽ phải giảm công suất đáng kể trong ít nhất 2 quý tới để giải tỏa áp lực hàng tồn kho. Dù vậy triển vọng của Cao su Đà Nẵng vẫn tích cực trong dài hạn nhờ ưu thế về cơ cấu sản phẩm phù hợp cho thị trường xuất khẩu cũng như động lực từ Nhà máy Radial giai đoạn 3.