Fica
  1. Doanh nghiệp

Công ty đại gia vừa xin lập hãng hàng không lọt top đầu “quên” đóng thuế

Bài lấy lại
Bài lấy lại

Tuần qua, thông tin đáng chú ý về các đại gia Việt là việc công ty của một đại gia vừa xin thành lập hãng hàng không, nhưng lại lọt top đầu nợ thuế phí.

Tài sản ông Phạm Nhật Vượng đã tăng thêm hơn 6.500 tỷ đồng

Phiên giao dịch hôm qua (2/11), tài sản ông Phạm Nhật Vượng đã tăng thêm 6.528 tỷ đồng sau khi cổ phiếu VHM có một phiên bùng nổ. Mã này tăng trần 6.200 đồng lên 95.200 đồng, khớp lệnh đạt gần 2,6 triệu cổ phiếu và vẫn có dư mua giá trần hơn 18 nghìn đơn vị, không có dư bán cuối phiên.

Công ty đại gia vừa xin lập hãng hàng không lọt top đầu “quên” đóng thuế - 1

Ông Phạm Nhật Vượng

Bên cạnh đó, VIC cũng tăng 3.500 đồng lên 122.500 đồng/cổ phiếu và VRE tăng 1.850 đồng lên 35.050 đồng/cổ phiếu. Hai mã này lần lượt đóng góp cho VN-Index 3,44 điểm và 1,27 điểm.

Nhờ diễn biến tăng mạnh của giá cổ phiếu, vốn hoá thị trường của nhóm Vingroup cũng vọt tăng trong ngày hôm qua: Vốn hoá VIC tăng 11.710,8 tỷ đồng lên 409.877,1 tỷ đồng; vốn hoá thị trường VHM tăng tới 20.767 tỷ đồng lên 318.873,7 tỷ đồng và vốn hoá VRE tăng 4.308,3 tỷ đồng.

Bí ẩn giao dịch tại “đế chế” ngân hàng có Chủ tịch trẻ nhất Việt Nam

Trên HNX ngày 30/10, cổ phiếu ACB của gia đình ông Trần Hùng Huy - chủ tịch ACB tăng 2,11% lên 24.200 đồng, khớp lệnh 5,5 triệu cổ phiếu và xuất hiện giao dịch thoả thuận “khủng” hơn 60,77 triệu cổ phiếu ở mức giá 23.800 đồng, tương ứng giá trị giao dịch lên tới 1.446 tỷ đồng.

Trước đó, ngân hàng này đăng ký bán hơn 35,2 triệu cổ phiếu quỹ để bổ sung nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, thời gian dự kiến từ 30/10 đến 29/11 thông qua hình thức khớp lệnh và thoả thuận trên sàn. Như vậy, không loại trừ khả năng ACB đã bán xong số cổ phiếu quỹ nói trên, chưa rõ bên mua cụ thể là ai.

Nửa đầu năm 2019, gia đình ông Huy đã thực hiện tái cơ cấu mạnh cổ phần nắm giữ tại ACB. Ngoại trừ ông Huy tăng sở hữu thì hầu hết những người thân của Chủ tịch ACB đều chuyển nhượng cổ phần nắm giữ tại ngân hàng này cho các công ty riêng, quy mô chuyển nhượng lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

“Đế chế bán lẻ” của đại gia Nam Định gây “choáng ngợp”

MWG của ông chủ Thế Giới Di Động phiên ngày 30/10 mất 0,47% còn 127.000 đồng. Cổ phiếu này sụt giảm trong bối cảnh báo cáo tài chính quý III cho thấy, đà tăng trưởng có phần chậm lại sau 2 quý đầu năm tăng “nóng”.

Tuy vậy, so với cùng kỳ, doanh thu doanh nghiệp của đại gia Nguyễn Đức Tài vẫn đạt 25.486 tỷ đồng, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Lãi ròng đạt 855,5 tỷ đồng tăng hơn 32%, nhưng khiêm tốn hơn so với mức “khủng” của hai quý trước: 1.040 tỷ đồng của quý I và 1.081 tỷ đồng của quý II/2019.

Luỹ kế 9 tháng, “đế chế bán lẻ” của đại gia gốc Nam Định tăng 17% doanh thu so với cùng kỳ lên 77.769 tỷ đồng và lãi sau thuế 2.976 tỷ đồng, hoàn thành 83% kế hoạch năm.

Với thị giá của MWG hiện nay, giá trị tài sản của ông Nguyễn Đức Tài - Chủ tịch Thế Giới Di Động hiện đạt 8.051 tỷ đồng, đứng trong top 10 người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.

Nhà “Cường đôla” thắng lớn

Báo cáo tài chính quý III cho thấy, trong kỳ, Quốc Cường Gia Lai đạt 115,63 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 40% cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, chi phí tài chính và chi phí bán hàng trong quý III năm nay lại tăng mạnh lần lượt 4,8 lần và 137 lần lên con số 33 tỷ đồng và 13,7 tỷ đồng. Trong đó, chi phí tài chính chủ yếu là chi phí lãi vay, tăng đột biến từ mức 6,4 tỷ đồng của cùng kỳ lên hơn 33 tỷ đồng trong quý III/2019.

Tuy nhiên, nhờ hoạt động khác đem về khoản lợi nhuận 57,35 tỷ đồng nên công ty này vẫn đạt 49,19 tỷ đồng lãi trước thuế và có 36,86 tỷ đồng lãi sau thuế (tăng 4.800% và 2.798% so với cùng kỳ). 

Thuyết minh báo cáo tài chính về nghiệp vụ với các bên liên quan cũng cho thấy, có hai cổ đông “quen tên” vẫn đang có những giao dịch đáng chú ý với Quốc Cường Gia Lai. Đó là ông Lại Thế Hà có khoản cho mượn 28,8 tỷ đồng và bà Lại Thị Hoàng Yến có khoản tiền Quốc Cường Gia Lai cho mượn (trong mục “các khoản phải thu khác”) là 11,4 tỷ đồng cùng 20,5 tỷ đồng trả trước tiền hàng.

Không chỉ có vai trò quan trọng tại Quốc Cường Gia Lai với các chức danh tại Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc mà ông Lại Thế Hà còn được cho là người có ý nghĩa lớn với gia đình bà Nguyễn Thị Như Loan. Trong thiệp mời đám cưới của con trai bà Loan - Nguyễn Quốc Cường, ông Lại Thế Hà xuất hiện ở vị trí đại diện nhà trai.

Công ty của doanh nhân vừa xin lập hãng hàng không lọt top đầu nợ thuế, phí

Cục Thuế Thành phố Hà Nội mới đây công khai danh sách 608 doanh nghiệp nợ thuế tháng 10 tiền thuế phí, các khoản liên quan đến đất, tiền phạt và tiền chậm nộp.

Công ty đại gia vừa xin lập hãng hàng không lọt top đầu “quên” đóng thuế - 2

Ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch Công ty CP Du lịch Thiên Minh.

Trong đó, có tên đáng chú ý là Công ty Cổ phần du lịch Thiên Minh, địa chỉ tầng 12, số 70 - 72, Bà Triệu, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm với số nợ 29 tỷ đồng, đứng thứ hai danh sách nợ thuế, phí. 

Công ty này hiện đang là nhà cung cấp dịch vụ du lịch và khách sạn lớn nhất nhì trong nước do ông Trần Trọng Kiên làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc.

Mới đây, Công ty cổ phần Du lịch Thiên Minh và 2 cá nhân khác là ông Trần Trọng Kiên và bà Trần Hằng Thuông đứng ra thành lập Công ty Cổ phần Hàng không Thiên Minh với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, trụ sở chính tại Hội An, tỉnh Quảng Nam. Trong ba cổ đông, Công ty cổ phần Du lịch Thiên Minh sở hữu 30% cổ phần.

Thế Hưng

Công ty đại gia vừa xin lập hãng hàng không lọt top đầu “quên” đóng thuế - 3

Tin liên quan