Đây là khẳng định của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Thiên, chuyên gia kinh tế, thành viên Tổ Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam tại Hội nghị Đánh giá lại tái cơ cấu kinh tế vừa được tổ chức sáng nay 23/9 tại Hà Nội.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Thiên, chuyên gia kinh tế, thành viên Tổ Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam
Theo Phó Giáo sư Thiên, trước đây, chúng ta coi doanh nghiệp Nhà nước là chủ đạo, nhưng đến lực vai trò không chủ đạo được thì buộc phải thay đổi, nâng cao vai trò của khu vực tư nhân.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Thiên
Tuy nhiên, từ chủ đạo ở đây phải làm rõ là chủ đạo về nguồn lực, động lực tăng trưởng của cả một nền kinh tế. Tài sản của Nhà nước đều nằm ở doanh nghiệp Nhà nước hoặc dưới quyền của các doanh nghiệp Nhà nước chi phối.
Đáng lẽ, tài sản nhà nước là tài sản quốc gia phải được phân chia cho các lực lượng kinh tế khác thực thi. Ở Việt Nam, nó lại được doanh nghiệp Nhà nước vận hành, chi phối và lập tức méo mó, cứ chia nhau, không có cơ chế thị trường.
Theo ông Thiên, hơn 10 năm tái cơ cấu, doanh nghiệp Nhà nước không thay đổi được căn bản. Cách đây 5 năm, tôi đã đề nghị Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia rằng: "Chúng ta sai lầm vì để tiến trình cổ phần hóa lâu quá. Đáng nói, khái niệm cổ phần hóa không liên quan đến kinh tế học, không hề có trong kinh tế thị tường, nó là khái niệm của Việt Nam", ông Thiên nói.
Tiến sĩ Thiên nói: "Khái niệm cổ phần hóa mong manh đến mức doanh nghiệp chỉ bán 1% cổ phần, cũng được coi là cổ phần hóa xong. Khái niệm cổ phần hóa chả liên quan đến chuyển đổi nguồn lực, thay đổi cấu trúc sở hữu doanh nghiệp và quản trị cả. Đó là động tác giả!. Cho nên tại sao chúng ta cổ phần hóa nhanh nhưng chuyển đổi sở hữu chỉ 5- 7%".
Cũng theo ông này, một doanh nghiệp hậu cổ phần hóa có kết quả tốt lên, được khen nhưng cái đó không đánh giá được vấn đề cổ phần hóa đúng trọng tâm vì không đánh giá theo các tiêu chí.
"Cứ tốt hơn một tý là tự an ủn nhau. Đất nước này cứ an ủi nhau như thế thì không được", ông Thiên nói.
Ông này ví von: "Một ông học 10 năm mới lên lớp 5, thì bảo tốt hơn nhưng so với ông khác 10 năm khéo họ đi học đại học rồi. Phải theo những chuẩn mực quốc tế, cái tốt lên đó phải đảm bảo đúng nguồn lực, đảm bảo có khả năng cạnh tranh được với quốc tế".
"Đất nước này mỗi năm bước ra thị trường một ít thì thử hỏi giờ mới bước hẳn ra để tham gia vào nền thị trường đầy đủ. Ai chịu trách nhiệm khi chúng ta quá chậm trễ khi tiến trình gia nhập thị trường chậm như hiện nay", Tiến sĩ Thiên kết luận.
Nguyễn Tuyền