Bệ đỡ từ thị trường 100 triệu dân
Theo chu kỳ, thị trường tiêu dùng Việt Nam đang bước vào những tháng cuối năm bùng nổ với hàng loạt dịp lễ tết quan trọng nhất trong năm. Báo cáo tháng 7 của JPMorgan nhận định Việt Nam đại diện cho câu chuyện tăng trưởng tiêu dùng sôi động và đáng chú ý nhất trong khu vực châu Á.
Cụ thể, với dân số gần 100 triệu người, trong đó một nửa dưới 32 tuổi, Việt Nam đạt mức tăng trưởng GDP bình quân đầu người 7,1% CAGR từ năm 2017, lên đến hơn 4.000 USD vào năm 2022 - mức cao nhất trong số các nước ASEAN/EM. Mục tiêu đề ra của Chính phủ là đến năm 2030, GDP bình quân đầu người sẽ tăng lên mức 7.500 USD và chạm mốc 10.000 USD vào 5 năm sau đó.
Ước tính của IMF và Viện Brookings về quy mô tầng lớp trung lưu tại Việt Nam (Ảnh: IMF). |
Với nền kinh tế tăng trưởng nhanh, tầng lớp trung lưu được mở rộng, tốc độ đô thị hóa tương đương với Trung Quốc và Ấn Độ năm 2010, JPMorgan cho rằng Việt Nam đang bước vào giai đoạn tăng trưởng thương mại hiện đại, tạo cơ hội cho các công ty thuộc ngành hàng tiêu dùng gia tăng định giá trong tương lai, trong đó có Masan Group.
Trên thực tế, trong nửa đầu năm 2023, dù thị trường có nhiều khó khăn, Masan Group vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực. Lượng khách hàng thân thiết được xây dựng, kết nối qua các kênh bán lẻ trực tiếp và qua đối tác Techcombank đạt mốc 7 triệu hội viên (chương trình Hội viên WIN) trong tháng 9 vừa qua, trở thành động lực quan trọng cho tập đoàn này đạt mức tăng trưởng tốt.
Cụ thể, The CrownX đạt mức tăng trưởng doanh thu và EBITDA lần lượt là 8% và 28% trong quý II so với cùng kỳ năm ngoái. Masan Consumer Holdings ghi nhận tỷ suất lợi nhuận gộp trên các sản phẩm tiêu dùng nhanh là 44%. Sự thay đổi mô hình của 230 cửa hàng WIN và WinMart+ nông thôn cũng cho kết quả tốt khi các hội viên có lượng chi tiêu bằng 1,8 lần so với khách hàng thường.
Lượng khách hàng thân thiết lớn và mô hình kinh doanh hiện đại mang tới lợi thế lớn cho Masan(Ảnh: MSN). |
"Masan là tập đoàn hàng tiêu dùng hàng đầu tại Việt Nam với danh mục sản phẩm đa dạng gồm gia vị, mỳ ăn liền, nước tăng lực, thịt chế biến và cả một hệ thống mạng lưới bán lẻ hiện đại đang không ngừng mở rộng. Thông qua các chiến lược M&A sôi động, Masan đã và đang xây dựng hệ sinh thái tiêu dùng với chiến lược 'Point of Life' nhằm tối đa hóa thị phần chi tiêu của khách hàng và trở thành đại diện xuất sắc nhất của ngành tiêu dùng Việt Nam", báo cáo của JPMorgan nhận định.
Cơ hội tiềm năng từ cổ phiếu
Nhờ M&A mảng kinh doanh liên quan đến người tiêu dùng và thoái vốn khỏi mảng kinh doanh thức ăn chăn nuôi vào năm 2021, các dự án, tài sản liên quan đến hệ sinh thái người tiêu dùng của công ty đã tăng từ khoảng 30% năm 2015 lên 44% vào năm 2022. Cũng trong thời điểm này, doanh thu đến từ phân khúc kinh doanh liên quan đến người tiêu dùng đã tăng từ 43% lên 94%.
Từ khi tiếp quản hoạt động kinh doanh từ Vingroup vào năm 2019, MSN đã đẩy mạnh tăng 7% thị phần trong lĩnh vực bán lẻ thương mại hiện đại (vượt qua Co-op, một công ty chưa niêm yết, để trở thành công ty dẫn đầu thị trường vào năm 2022). Đồng thời, đơn vị này còn cải thiện tăng trưởng biên EBITDA lên tới 10%. Nhờ đó, JPMorgan đánh giá cao tiềm năng tăng giá của cổ phiếu MSN.
"Chúng tôi đã định giá cổ phiếu MSN cho thời điểm tháng 12/2024 với mức giá là 102.000 đồng/cổ phiếu. Dự kiến tỷ lệ P/E mục tiêu cho năm 2024 là 34 lần, cho thấy mức định giá cao hơn khoảng 40% so với các công ty cùng ngành trong khu vực, điều này được hỗ trợ bằng mức tăng trưởng hàng năm đạt 36% của EPS từ năm 2023 đến 2025", báo cáo hồi tháng 7 của JPMorgan viết.
Biên độ P/E dự phóng một năm của cổ phiếu MSN (Ảnh: Bloomberg). |
Hiện tại, với giá giao dịch chỉ trung bình chỉ ở mức dưới 76.000 đồng/đơn vị, cổ phiếu Masan đang được sang tay với giá ở dưới vùng trung bình của P/E dự phóng 1 năm của Bloomberg, và thấp hơn nhiều với mục tiêu mà JPMorgan đưa ra.
Mới đây nhất, Bain Capital, "ông lớn" quỹ đầu tư tư nhân hàng đầu thế giới với tổng tài sản quản lý hơn 180 tỷ USD, đã cam kết rót vào Masan tối thiểu 200 triệu USD cho khoản đầu tư đầu tiên tại Việt Nam với giá tới 85.000 đồng/cổ phiếu. Điều này cho thấy Bain Capital ghi nhận tiềm năng của Masan trong "thời điểm vàng" của thị trường tiêu dùng Việt Nam.
Masan đạt được kết quả kinh doanh tích cực ở cả thị trường trong nước lẫn nước ngoài (Ảnh: MSN). |
Xét trên mô hình nến, biến động giá cổ phiếu của Masan đang hình thành nhiều nến búa ngược - mô hình giá đảo chiều nổi tiếng. Mã này đang điều chỉnh mạnh quanh đáy cũ ở mốc 70.300 đồng, ghi nhận cơ hội tiềm năng cho nhà đầu tư khi thị trường có thể điều chỉnh trong thời gian tới.
Mô hình nến búa ngược xuất hiện trong biểu đồ giá của cổ phiếu MSN (Ảnh: MSN). |
Ngày 2/20, Công ty cổ phần Tập đoàn Masan công bố Bain Capital - quỹ đầu tư tư nhân hàng đầu thế giới với tổng tài sản quản lý xấp xỉ 180 tỷ USD - đã đồng ý đầu tư ít nhất 200 triệu USD bằng vốn cổ phần vào Masan Group với giá trị mỗi cổ phần là 85.000 đồng. Số tiền thu được từ giao dịch này sẽ được dùng để nâng cao vị thế tài chính và tối ưu hóa bảng cân đối kế toán của Masan.
Giao dịch này đánh dấu dự án đầu tư đầu tiên của Bain Capital vào Việt Nam, đồng thời thể hiện sự tin tưởng của nhà đầu tư này vào câu chuyện tăng trưởng của thị trường tiêu dùng tại Việt Nam cũng như khả năng của Masan trong việc hiện thực hóa cơ hội phục vụ 100 triệu người tiêu dùng trong nước từ các nhu cầu cuộc sống cơ bản hàng ngày cho đến các sản phẩm, dịch vụ tài chính.