Fica
  1. Doanh nghiệp

"Cá mập" trên sàn chứng khoán: Hơn 20 doanh nghiệp có giá trị vốn hoá trên 1 tỷ USD

Bài lấy lại
Bài lấy lại

Nếu như cách đây 5 năm, TTCK Việt Nam chỉ có 1 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa trên 1 tỷ USD, hiện nay số doanh nghiệp có giá trị vốn hóa trên 1 tỷ USD lên tới con số 20 doanh nghiệp.

Ông Trần Văn Dũng - Chủ tịch UBCKNN.

Ông Trần Văn Dũng - Chủ tịch UBCKNN.

Nói về nguyên nhân nào khiến Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài trong những năm gần đây, ông Trần Văn Dũng – Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng, yếu tố đầu tiên là tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam khá ổn định.

Theo ông Dũng, trong vòng 10 năm qua, tốc độ phát triển GDP bình quân đạt 6,4%/năm. Trong những năm khó khăn gần đây, GDP của Việt Nam vẫn khá ổn định. Năm 2018, Chính phủ đặt mục tiêu phát triển GDP 6,7%/năm, lúc đầu có nhiều các nhà đầu tư lo lắng, nhưng đến giờ phút này không có một tổ chức quốc tế hay viện nghiên cứu nào nghi ngờ về khả năng đạt chỉ tiêu tăng trưởng trên của Việt Nam.

Bên cạnh đó, trong những năm qua, Nhà nước, đặc biệt là Chính phủ có nhiều chính sách mới kiến tạo và tạo dựng môi trường đầu tư. Những chính sách mới này được sự đón nhận nồng nhiệt của bạn bè quốc tế. Theo đó, các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh, chỉ tiêu về năng lực cạnh tranh quốc tế do Ngân hàng Thế giới và các tổ chức khác xếp hạng, Việt Nam đều có bước tiến bộ và được đánh giá cao.

Ngoài ra, đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam trong đó có cả trực tiếp, gián tiếp đều tăng, và hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đều có hiệu quả. Đối với riêng thị trường chứng khoán, mặc dù mới hình thành và phát triển với thời gian 18 năm nhưng trong những năm gần đây, TTCK Việt Nam đã có sự phát triển khả quan. Riêng năm 2017, TTCK Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 70% về mặt quy mô và tăng trưởng 48% về mặt điểm số. Tôi nghĩ đây là một điểm đầu tư hấp dẫn.

"Cũng có thể nói rằng, hiện tại, Việt Nam đang có môi trường và cơ hội đầu tư rất tốt trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán", ông Dũng nói.

Điểm lại những thay đổi của TTCK, lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho hay, về quy mô, trong vòng 5 năm qua, TTCK Việt Nam phát triển từ mức 30-32% GDP lên mức trên 70%GDP, đã hoàn thành các chỉ tiêu mà Chính phủ giao (70%GDP) trước thời hạn 3 năm.

Về mặt chất lượng, nếu như cách đây 5 năm, TTCK Việt Nam chỉ có 1 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa trên 1 tỷ USD, hiện nay số doanh nghiệp có giá trị vốn hóa trên 1 tỷ USD lên tới con số 20 doanh nghiệp.

Hơn nữa, theo ông Dũng, xét về cả quy mô bình quân và chỉ tiêu lợi nhuận, doanh nghiệp Việt Nam có chất lượng phát triển rất tốt. Trong năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018, trên 90% doanh nghiệp niêm yết trên sàn làm ăn có lãi, mức lãi tương đối cao.

Trong khi đó, hoạt động thanh tra, giám sát, minh bạch trên TTCK có bước tiến mạnh mẽ, đặc biệt về quản trị doanh nghiệp. Chính phủ đã ban hành riêng Nghị định về quản trị doanh nghiệp. Thông qua việc thực thi Nghị định này, doanh nghiệp tuân thủ chế độ công bố thông tin, chế độ kế toán, quản trị doanh nghiệp tốt hơn, tạo ra sự hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Phương Dung