Fica
  1. Doanh nghiệp

Bí ẩn tài sản đại gia 8x đứng sau Nhà máy Nước sạch sông Đà

Bài lấy lại
Bài lấy lại

Sự cố tại Nhà máy Nước sạch sông Đà trong tuần khiến người dân Hà Nội không khỏi phẫn nộ. Thế nhưng, cổ phiếu của công ty này lại tăng mạnh, giúp tài sản của đại gia 8x không ngừng tăng mạnh là thông tin rất được bạn đọc quan tâm.

Giao dịch "bí ẩn" nhà chồng Tăng Thanh Hà tăng mạnh tài sản

Cổ phiếu SAS của Công ty cổ phần Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất trên UPCoM sáng 14/10 “bốc đầu” tăng trần 5.500 đồng/cổ phiếu tương ứng 14,75% lên 42.800 đồng. Trước đó, giao dịch tại mã này lình xình quanh ngưỡng 37.000-38.000 đồng.

Bí ẩn tài sản đại gia 8x đứng sau Nhà máy Nước sạch sông Đà - 1

Cùng với ACV, nhóm cổ đông liên quan đến gia đình nhà chồng Tăng Thanh Hà chiếm phần lớn cổ phần Sasco

Diễn biến mạnh về giá nhưng thanh khoản tại SAS lại thấp với khối lượng giao dịch bình quân chỉ vào khoảng 8 nghìn cổ phiếu mỗi phiên trong vòng 1 tháng trở lại đây. Riêng sáng 14/10, mã này cũng mới chỉ có một lệnh khớp theo lô 1.000 cổ phiếu vào 9 giờ 33 phút ở mức giá trần nói trên. 

Nguyên nhân khiến giao dịch tại SAS khá hạn chế đó là do cơ cấu cổ đông tại Sasco rất cô đặc. Có hai nhóm cổ đông chính tại Sasco là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) với sở hữu 49,08% vốn điều lệ và gia đình ông Nguyễn Hạnh - Chủ tịch Hội đồng quản trị Sasco (bố chồng Hà Tăng ).

Tài sản đại gia sinh năm 1984 đứng sau Nước sạch Sông Đà

Sau khi bị điều chỉnh giảm 1.700 đồng (tương đương 4,9%) trong phiên trước, cổ phiếu VCW của Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) sáng 17/10 lại tăng mạnh trở lại, tăng 2.100 đồng tương ứng 6,2% lên 36.000 đồng. Khối lượng giao dịch đạt 3.900 cổ phiếu.

Như vậy, mức tăng của VCW đã bù đắp được toàn bộ thiệt hại của phiên giảm ngày 16/10. Tính đến, VCW tăng giá hơn 9% so với 1 tuần trước đó và tăng gần 19% trong 3 tháng giao dịch.

Bí ẩn tài sản đại gia 8x đứng sau Nhà máy Nước sạch sông Đà - 2

Ông Nguyễn Văn Tuấn là doanh nhân 8X nổi tiếng trong giới tài chính

Tại Viwasupco, cổ đông lớn nhất và đang nắm quyền chi phối là Công ty TNHH MTV Năng lượng Gelex với tổng sở hữu 45.348.000 cổ phiếu tương ứng 60,46% vốn điều lệ.

Chủ tịch Năng lượng Gelex chính là ông Nguyễn Văn Tuấn, một đại gia trẻ sinh năm 1984. Ông Tuấn giữ vị trí này từ 5/12/2016 nay. Vị đại gia này đồng thời còn là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Gelex.

Thiếu gia, ái nữ dấn thân và dấu ấn ngàn tỷ đồng

Lê Thu Thủy, con gái bà Nguyễn Thị Nga BRG, đã tiếp quản ghế Tổng giám đốc SeABank kiêm Phó chủ tịch HĐQT. Đây là chiếc ghế quyền lực khi SeABank nằm trong nhóm 15 ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.

Cũng kế nghiệp gia đình như bà Thuỷ, Đặng Huỳnh Ức My, con gái của vợ chồng doanh nhân Đặng Văn Thành và Huỳnh Bích Ngọc, đã thực hiện xong việc mua vào 30 triệu cổ phiếu SBT. Điều này nâng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của bà My lên hơn 98,39 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 16,17%.

Trước đó, hai con gái của ông Lê Văn Quang - Chủ tịch HĐQT Minh Phú - và bà Chu Thị Bình là Lê Thị Minh Quý và Lê Thị Minh Ngọc cùng đăng ký mua hơn 4,61 triệu cổ phiếu nhằm mục đích đầu tư tài chính, với giá 37.650 đồng một cổ phiếu. Ước tính mỗi cá nhân chi khoảng 174 tỷ đồng để sở hữu khối cổ phiếu tương ứng 3,33% vốn công ty.

Cổ phiếu ông Trịnh Văn Quyết “cháy hàng”

Phiên giao dịch ngày 15/10, cổ phiếu FLC của Tập đoàn FLC “cháy hàng”. Mã này tăng trần lên 3.550 đồng/cổ phiếu và vẫn dư mua giá trần tới 14 triệu đơn vị, không hề có dư bán cuối phiên. Có vẻ như cổ đông và nhà đầu tư đang phản ứng tích cực với thông tin hãng bay của FLC là Bamboo Airways kỳ vọng sẽ niêm yết vào đầu năm tới với vốn hoá lên tới 1 tỷ USD.

Tại FLC, ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Hội đồng quản trị đang nắm giữ trực tiếp hơn 150 triệu cổ phiếu tương ứng 21,19% vốn điều lệ FLC.

Không những vậy, trong phiên giao dịch ngày 16/10, cổ phiếu FLC tăng mạnh trong bối cảnh tập đoàn của đại gia Trịnh Văn Quyết vừa công bố chốt quyền chào bán gần 300 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ chào bán 42,2% (cổ đông sở hữu 1.000 cổ phiếu có quyền mua thêm 422 cổ phiếu phát hành thêm).

Bà Như Loan tuyên bố rút khỏi doanh nghiệp “Cường đôla”

Công ty CP Quốc Cường Gia Lai mới đây đã công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị chuyển nhượng toàn bộ 18,6% vốn Công ty Chánh Nghĩa Quốc Cường với giá 132 tỷ đồng. Bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc là người được giao tìm kiếm đối tác và đàm phán ký hợp đồng chuyển nhượng.

Theo báo cáo bán niên của Quốc Cường Gia Lai, trong nửa đầu năm nay, tập đoàn này đã đầu tư thêm 82,5 tỷ đồng vào Chánh Nghĩa Quốc Cường nâng tổng vốn đầu tư lên 132 tỷ đồng, tương đương 18,6% vốn điều lệ Chánh Nghĩa Quốc Cường. Tuy nhiên, Quốc Cường Gia Lai cũng mượn 72,5 tỷ đồng tại công ty này.

Theo thông tin doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia, Chánh Nghĩa Quốc Cường thành lập ngày 25/9/2018 và Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp này là ông Nguyễn Quốc Cường (Cường đôla - con trai bà Như Loan).

Bà chủ "đế chế" PNJ Cao Thị Ngọc Dung thắng lớn

PNJ của Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận phiên giao dịch 18/10 tăng thêm 800 đồng tương ứng 0,98% lên 82.700 đồng/cổ phiếu. Trong 1 tuần qua, PNJ đạt được mức tăng khá 4,55%.

Giá cổ phiếu PNJ đang phản ứng tích cực với thông tin kết quả kinh doanh vừa được doanh nghiệp này công bố. Theo đó, quý III vừa rồi, “đế chế vàng bạc” của bà Cao Thị Ngọc Dung đạt 3.934 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 25% so với cùng kỳ và 208 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 17%.

Tại ngày 30/9/2019, PNJ có 7.626 tỷ đồng tổng tài sản, trong đó, giá trị hàng tồn kho chiếm tới 5.893 tỷ đồng, tăng gần 1.000 tỷ đồng so với đầu năm. Hàng tồn kho ở mức cao trong bối cảnh giá vàng tăng mạnh được cho là một lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp này.

Thế Hưng