Fica
  1. Doanh nghiệp

Bất ngờ: Ông Trần Ngọc Hà-CEO của VEAM có nguy cơ bị tạm dừng quyền điều hành

Bài lấy lại
Bài lấy lại

Theo nguồn tin của Dân trí, sau thương vụ tự quyết mua lô hàng 3.000 bộ linh kiện phụ tùng ô tô tại Tổng công ty Máy động lực và máy Nông nghiệp Việt Nam (VEAM), nhiều người dự đoán về khả năng chiếc ghế Tổng giám đốc doanh nghiệp này sẽ đổi chủ.


Toàn cảnh nhà máy VEAM (Ảnh minh họa)

Toàn cảnh nhà máy VEAM (Ảnh minh họa)

Khả năng tạm dừng chức danh CEO của VEAM để bắt đi ...đòi nợ!

Nguồn tin của Dân Trí cho biết việc tạm dừng nhiệm vụ điều hành đối với chức danh Tổng giám đốc của VEAM – ông Trần Ngọc Hà cũng đã được Bộ Công Thương tính đến. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng như thế nào, từ phía Bộ Công Thương hiện vẫn chưa được tiết lộ.

Nếu như việc xem xét tạm dừng nhiệm vụ điều hành được thông qua, kịch bản về chiếc ghế CEO của VEAM có thể xảy ra tương tự đối với một số nhân vật chủ chốt khác từng bị “thay ngựa giữa dòng”.

Chẳng hạn tại Tổng công ty Bia Rượu và Nước giải khát Hà Nội (Habeco), nguyên Tổng giám đốc Nguyễn Hồng Linh cũng phải tạm dừng quyền điều hành để tập trung thực hiện nhiệm vụ thoái vốn Nhà nước tại Habeco và thu hồi công nợ, xử lý các vấn đề liên quan giữa CTCP bia Hà Nội – Nghệ An và Tổng công ty Hợp tác kinh tế Việt - Lào.

Đối với thương vụ mua bán 3.000 bộ linh kiện, theo nhiều người nhận định, khả năng cao ông Trần Ngọc Hà cũng sẽ bị tạm dừng quyền điều hành để tập trung vào công tác giải quyết số linh kiện phụ tùng ô tô kể trên. Cùng với việc tạm dừng công việc điều hành, một khả năng khác được tính đến đó là chiếc ghế Tổng giám đốc điều hành VEAM sẽ có chủ nhân mới.

Hiện nay, một tổ công tác của Bộ Công Thương đang tiến hành xem xét hoạt động của Tổng công ty Máy động lực và máy Nông nghiệp Việt Nam (VEAM). Một trong số những nội dung này mà tổ công tác sẽ phải tiến hành xác minh liên quan đến thương vụ mua 3.000 bộ linh kiện phụ tùng ô tô xe Hyundai để sản xuất và tiêu thụ của VEAM.

Lãnh đạo VEAM: Chỉ là "thiếu sót" và xin rút kinh nghiệm!

Trước đó, VEAM cũng đã có văn bản giải trình về nội dung này. Cụ thể, phía VEAM cho hay, năm 2017 Chính phủ có quyết định chức thức về việc các doanh nghiệp phải chuyển sang sản xuất các dòng xe có tiêu chuẩn EURO4. Theo đó từ 1/1/2018 các nhà máy ô tô phải áp dụng quy định này riêng các dòng xe EURO2 đã được sản xuất trước thời hạn trên thì vẫn được bán ra thị trường và sử dụng bình thường.

Tháng 9/2017, Tổng giám đốc của VEAM đã đồng ý để nhà máy Ô tô VEAM ký hợp đồng mua 3.000 bộ linh kiện về để sản xuất và tiêu thụ. Cơ sở để CEO của VEAM “đơn phương” phê duyệt thương vụ mua bán khủng trên là Luật Doanh nghiệp năm 2014.

Trong đó, Điều 149 về Hội đồng quản trị quy định: Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ: Thông quan hợp đồng mua bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công tym nếu Điều lệ công ty không quy định một lỷ lệ hoặc giá trị khác.

Còn điều 157 quy định giám đốc, tổng giám đốc có các quyền nghĩa vụ gồm: Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị. Điều này cũng được thể hiện trong Điều lệ hoạt động của VEAM năm 2017.

Chiếu theo quy định kể trên, trong ý kiến giải trình của mình, lãnh đạo VEAM cho rằng lô hàng 3.000 bộ linh kiện có giá trị 1.600 tỷ đồng so với tổng giá trị tài sản của VEAM trên 17.000 tỷ đồng là "hoàn toàn có cơ sở và phù hợp với thẩm quyền của Tổng giám đốc".

“Việc đồng ý cho VEAM mua lô hàng 3.000 bộ linh kiện ô tô là cần thiết, không vượt thẩm quyền Tổng giám đốc, không gây thất thoát hay tồn tại gì nên không làm ứ đọng vốn, tạp công ăn việc làm và đời sống cho cán bộ cộng nhân viên…”, văn bản giải trình của VEAM nêu.

Dù vậy, doanh nghiệp này cũng thừa nhận việc Tổng giám đốc khi đồng ý để Giám đốc Nhà máy ô tô VEAM ký hợp đồng mua mà không có văn bản, ý kiến ủy quyền là có "thiếu sót" về thủ tục hành chính và cần được nghiêm túc rút kinh nghiệm.

Mạnh Quân

 

Tin liên quan