Fica
  1. Bất động sản

Ôm đất dự án rồi bỏ hoang 14 năm: Licogi lại muốn huy động 4.000 tỷ đồng

Bài lấy lại
Bài lấy lại

Việc huy động vốn để “rót” thêm tiền vào Dự án khu đô thị mới Thịnh Liệt của Licogi được diễn ra trong bối cảnh Hà Nội đang rà soát, đẩy nhanh việc thu hồi các dự án bỏ hoang.

Toàn bộ dự án rộng hơn 35ha do Tổng công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng (Licogi) làm chủ đầu tư đang bị bỏ hoang.

Toàn bộ dự án rộng hơn 35ha do Tổng công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng (Licogi) làm chủ đầu tư đang bị bỏ hoang.

Tổng công ty Licogi – CTCP (Mã CK: LIC) vừa công bố thông tin về việc xin ý kiến cổ đông bằng văn bản.

Theo đó, một trong những nội dung được doanh nghiệp xin ý kiến cổ đông bằng văn bản đó là thông qua kế hoạch thu xếp vốn bằng việc phát hành 4.000 tỷ đồng trái phiếu của công ty con Công ty TNHH MTV Nhà ở và Đô thị Licogi.

Mục đích được Licogi cho biết là để đầu tư Dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội (Dự án khu đô thị mới Thịnh Liệt).

Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, dự kiến được phát hành trong một hoặc nhiều đợt trong năm 2018 và có thể sang năm 2019 tùy thuộc tình hình thị trường.

Kỳ hạn trái phiếu trên 1 năm, được thế chấp bởi toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của Công ty Nhà ở và Đô thị Licogi tại dự án Thịnh Liệt. Tổng công ty Licogi cũng sẽ thế chấp 100% phần vốn tại Công ty Nhà ở và Đô thị Licogi.

Đồng thời công ty này cũng đề nghị cổ đông ủy quyền cho HĐQT Tổng công ty Licogi quyết định tất cả các vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch huy động vốn cho Dự án khu đô thị mới Thịnh Liệt và quá trình triển khai dự án.

Việc huy động vốn để “rót” thêm tiền vào Dự án khu đô thị mới Thịnh Liệt của Licogi được diễn ra trong bối cảnh Hà Nội đang rà soát, đẩy nhanh việc thu hồi các dự án bỏ hoang.

Trước đó, hôm 13/8, Thường trực HĐND TP Hà Nội đã tổ chức phiên giải trình về tình hình quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn TP Hà Nội.

Tại phiên họp giải trình, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, trong thời gian tới đây thành phố sẽ công bố 47 dự án đã rà soát kỹ, đủ điều kiện để thu hồi.

Lãnh đạo TP cho rằng nhiều chủ đầu tư “xí phần” nhận đất nhưng chậm triển khai, khiến dân sống trong tình cảnh dở dang. Trong đó, không ít dự án chậm triển khai hơn 10 năm được HĐND TP. Hà Nội nêu tên, trong đó có Dự án khu đô thị mới Thịnh Liệt của Tổng công ty xây dựng Licogi.

“Ôm” 35ha đất, Dự án khu đô thị Thịnh Liệt bỏ hoang tới 14 năm. Năm 2004, Licogi được UBND TP Hà Nội tạm giao 351.618 m2 đất các phường Tương Mai, Hoàng Văn Thụ và Thịnh Liệt thuộc quận Hoàng Mai để lập phương án GPMB, triển khai dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt. Sau đó 2 năm, Hà Nội bàn giao diện tích đất trên cho Locogi.

Tuy nhiên, trong suốt 14 năm (2005-2018), dự án khu đô thị này vẫn dậm chân tại chỗ, cỏ dại mọc um tùm, khắp dự án cắm biển cảnh báo “Đề phòng cướp, cướp giật”.

Theo tìm hiểu, dự án này được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 theo dự kiến đáng lẽ kết thúc vào cuối năm 2008 với các công việc: giải phóng mặt bằng, xây dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật, xây thô nhà vườn, cụm chung cư CT5 phục vụ tái định cư…

Sau đó, giai đoạn 2 tiến hành xây dựng nhà cao tầng, cụm nhà biệt thự. Dự án sẽ kết thúc vào năm 2011. Nhưng trên thực tế, sau nhiều năm khu đô thị hoành tráng này vẫn chỉ nằm trên giấy.

Đáng lưu ý, theo BCTC hợp nhất bán niên đã soát xét, doanh thu trong nửa đầu năm 2018 của Licogi đạt 1.226,4 tỷ đồng. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ Licogi được điều chỉnh tăng 11% lên 2,6 tỷ đồng. Nguyên nhân là tổng chi phí sau kiểm toán giảm 275 triệu đồng do trích lập dự phòng các khoản đầu tư tài chính.

Kiểm toán đã nhấn mạnh rằng tại ngày 30/6/2018, tổng nợ ngắn hạn của tổng công ty – công ty mẹ vượt quá tài sản ngắn hạn là 1.337 tỷ đồng, lỗ lũy kế 553 tỷ đồng chiếm 61,44% vốn điều lệ, doanh thu sụt giảm mạnh so cùng kỳ.

“Những sự kiện này cùng loạt vấn đề ngoại trừ cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn về khả năng hoạt động liên tục của tổng công ty – công ty mẹ”, kiểm toán lưu ý.

Nguyễn Khánh

Tin liên quan