Tại một số tuyến phố ở Hà Nội như: Nguyễn Trãi, Tây Sơn, Chùa Bộc, Hoàng Cầu,... tập trung khá nhiều cửa hàng kinh doanh. Tuy nhiên, từ sau Tết tới nay, không ít cửa hàng đã phải đóng cửa hay sang nhượng lại mặt bằng do lượng khách giảm sút, kinh doanh ế ẩm.
Nhiều cửa hàng buộc phải tạm dừng kinh doanh, cho thuê lại mặt bằng vì doanh thu không đủ chi trả tiền nhà.
Một toà nhà 4 tầng trên đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân) treo biển cho thuê cả căn lâu dài. Giá mặt bằng cho thuê tại đây không hề rẻ, dao động từ 30 – 50 triệu đồng/ tháng.
Một cửa hàng thực phẩm nằm trong chuỗi thương hiệu khá nổi tiếng tại Trần Phú (Hà Đông) đóng cửa từ đầu tuần.
Một quán ăn khác trên phố Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa) khoá trái cửa. Theo quan sát, diện tích quán ăn cũng khá rộng. Ô Chợ Dừa là con phố tập trung khá nhiều các quán ăn, trà sữa,... lại có vị trí thuận lợi nên giá cho thuê cửa hàng là rất cao, dao động từ 30-80 triệu/ tháng, tùy diện tích.
Một cửa hàng trên phố Chùa Bộc dán thông báo cho thuê lại mặt bằng cửa hàng 2 tầng trong khi ở tầng 1 vẫn còn các sản phẩm, mặt hàng buôn bán.
Đồ đạc, xe cộ dựng ngay trước mặt bằng vỉa hè các hàng quán đã đóng cửa.
Thậm chí, nhiều cửa hàng trở thành bãi đỗ xe “bất đắc dĩ”.
Kinh doanh ế ẩm, lượng khách giảm sút cũng là thời điểm nhiều cửa hàng tận dụng để sửa chữa, nâng cấp lại. Tuy nhiên, cửa hàng trên phố Nguyễn Lương Bằng (quận Đống Đa) đóng cửa để sửa chữa, nâng cấp và dự kiến mở lại vào ngày 25/2 nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn đóng cửa.
Trước đó, hàng loạt khách sạn xung quanh phố cổ Hà Nội đã phải tạm dừng hoạt động vì khách du lịch giảm mạnh do ảnh hưởng nghiệm trọng của dịch Covid – 19, không đủ tiền để chi trả các chi phí.
Khách sạn tại Cầu Gỗ đóng cửa vì kinh doanh ế ẩm, không đủ doanh thu để trả tiền mặt bằng và nhân viên.
Vũ Đức Anh