Fica
  1. Bất động sản

Hàng loạt chủ đầu tư bất động sản có dấu hiệu lừa đảo sẽ bị điều tra, khởi tố?

Bài lấy lại
Bài lấy lại

UBND TPHCM vừa chỉ đạo các quận, huyện cần chuyển hồ sơ qua cho cơ quan điều tra để rà soát, khởi tố đối với những chủ đầu tư dự án bất động sản có dấu hiệu lừa đảo. >> Phòng cháy ở chung cư: Nhiều chủ đầu tư làm kiểu “đối phó”, xài thiết bị rẻ tiền >> Chiêu “lấy mỡ nó rán nó” của chủ đầu tư dự án condotel

Văn phòng UBND TPHCM vừa có văn bản chỉ đạo các quận, huyện, sở ngành khẩn trương rà soát các tranh chấp, vướng mắc trong việc cấp giấy chủ quyền cho cư dân trong các chung cư trên địa bàn.

Theo đó, đối với những trường hợp có dấu hiệu lừa đảo, chính quyền địa phương cần chuyển qua cơ quan điều tra để rà soát, khởi tố. Các vụ đang có tranh chấp, cơ quan chức năng phải hướng dẫn các bên kiện ra tòa, kết quả cần có sớm để làm cơ sở cấp giấy chứng nhận cho người mua căn hộ chung cư.

UBND TPHCM vừa chỉ đạo các quận, huyện cần chuyển hồ sơ qua cho cơ quan điều tra để rà soát, khởi tố đối với những chủ đầu tư dự án bất động sản có dấu hiệu lừa đảo.

UBND TPHCM vừa chỉ đạo các quận, huyện cần chuyển hồ sơ qua cho cơ quan điều tra để rà soát, khởi tố đối với những chủ đầu tư dự án bất động sản có dấu hiệu lừa đảo.

Bên cạnh đó, UBND TPHCM cũng giao Sở Tài nguyên & Môi trường rà soát, tổng hợp những trường hợp tòa án đang xét xử các tranh chấp về quyền sở hữu căn hộ tại những chung cư nhằm tham mưu cho UBND TP có văn bản gửi tòa án để đôn đốc sớm đưa ra xét xử và báo cáo UBND TP biết.

Ngoài ra, UBND TPHCM cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TPHCM có khuyến cáo về việc khi cho các chủ đầu tư dự án vay vốn, để thực hiện dự án đầu tư xây dựng chung cư cần công khai minh bạch các thông tin thế chấp để người dân được biết; tránh phát sinh tranh chấp phức tạp, gây ảnh hưởng tình hình trật tự xã hội, gia tăng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) nhận định, trong trường hợp dự án đã bị thế chấp tại ngân hàng, doanh nghiệp bị phá sản thì khi xử lý tài sản còn lại của doanh nghiệp, theo quy định sẽ ưu tiên giải quyết nộp ngân sách nhà nước, nợ thuế, nợ ngân hàng. Chính vì vậy, nhằm đảm bảo quyền lợi của mình thì người dân nên mạnh dạn khởi kiện chủ đầu tư ra tòa, nếu chủ đầu tư “bỏ trốn” khi bị phát hiện sai phạm.

“Luật Nhà ở năm 2014 đã quy định rất chặt chẽ điều kiện để bán các căn hộ hình thành trong tương lai, chẳng hạn như chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng, giấy phép hợp lệ về đất, chung cư phải hoàn thành xong phần móng, phải có bảo lãnh ngân hàng, được Sở Xây dựng cho bán… mới được bán và huy động vốn. Do đó, các chủ đầu tư cần thực hiện đúng quy định của pháp luật. Mặt khác, người dân cũng cần có hiểu biết về pháp luật nhằm có cách xử lý phù hợp để đề phòng và đối phó khi xảy ra những rủi ro”, ông Châu nói.

Công Quang