Chủ đầu tư “dọa” đuổi khách hàng ra khỏi chung cư vì… “bịt miệng” vẫn nói
Mới đây, bà Châu Thị Mỹ Linh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Đầu tư Phúc Phúc Yên - chủ đầu tư chung cư Prosper Plaza, quận 12, TPHCM đã ký ban hành thông báo về việc chấm dứt Hợp đồng mua bán căn hộ, gửi đến chủ căn hộ B-12A-18 chung cư này là chị Nguyễn Thị Hường.
Trong thông báo, bà Linh cho biết, trước khi nhận bàn giao căn hộ B-12A-18, chị Hường đã có cam kết với chủ đầu tư về việc tuân thủ và thực hiện đúng nội quy nhà chung cư, không tụ tập, không kích động, không đưa tin không chính thống lên các trang mạng xã hội.
Tuy nhiên, theo bà Linh, trong thời gian qua, chủ đầu tư đã thu thập đầy đủ thông tin, chứng cứ cụ thể việc bà Hường không thực hiện đúng cam kết, thường xuyên đưa tin không chính thống lên các trang mạng xã hội để lôi kéo, kích động cư dân và các cá nhân, tổ chức khác nhằm mục đích cá nhân, có chủ ý phá hoại môi trường sống văn minh, lịch sự của chung cư Prosper Plaza, gây hoang mang cho cư dân sinh sống tại chung cư và ảnh hưởng đến uy tín của chủ đầu tư.
Chung cư Prosper Plaza (tọa lạc tại quận 12, TPHCM) do Công ty Phúc Phúc Yên làm chủ đầu tư.
Sai lầm lớn khi đầu tư đất nền: Vay mua, đầu tư vài tháng chờ lãi gấp đôi
Một trong những sai lầm trong việc đầu tư đất nền đó là vay tiền để đầu tư, mua xong và kỳ vọng trong vòng 1-2 tháng hay 6 tháng, 1 năm bán đất đi để kiếm lời gấp đôi.
Khi những mảnh đất không được đầu tư phát triển xây dựng, không có tính thương mại nhưng lại được mua đi bán lại, đẩy giá lên cao. Nếu những mảnh đất đó được thế chấp ngân hàng thì bong bóng phát sinh từ đây, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Đó là quan điểm của ông Dương Đức Hiển - Giám đốc kinh doanh bất động sản nhà ở Savills Việt Nam khi chia sẻ xung quanh việc đầu tư vào phân khúc đất nền – một sản phẩm bất động sản “rộ” lên thời gian qua gây sốt ảo ở nhiều khu vực.
Chuyên gia cho rằng, đừng đi vay tiền để đầu tư đất nền. Bởi vay tiền để mua được mảnh đất xong sau đó lại không có tiền để xây dựng, để kinh doanh… mà để đất đó không bán được sẽ thành nợ xấu...
Đại gia ngành xây dựng: Kẻ báo lỗ, người "lao dốc" không phanh!
Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng đã công bố báo cáo tài chính quý III/2019, bên cạnh những doanh nghiệp giữ vững "phong độ" thì không ít "đại gia" lao đao với kết quả bết bát.
Cụ thể, tại quý 3 Công ty CP Đạt Phương báo lỗ 29,3 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước vẫn báo lãi hơn 33,6 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên Đạt Phương báo lỗ kể từ khi lên sàn chứng khoán năm 2017 tới nay.
Còn Công ty CP xây dựng Coteccons có doanh thu Coteccons đạt tổng cộng 6.224,6 tỷ đồng, giảm hơn 23% so với cùng kỳ. Lợi nhuận 165 tỷ đồng trong quý 3, giảm hơn 65% so với cùng kỳ năm trước.
Đạt Phương đã tham gia thực hiện nhiều công trình giao thông lớn như cầu Thanh Trì (Hà Nội), cầu Thủ Thiêm, cầu vượt An Sương - An Lạc (TP.HCM)...
Nhìn từ biến cố Món Huế: Cuộc đua tìm vị trí đắc địa và 3 điểm “bức tử” doanh nghiệp
Nói với Dân trí, ông Lâm Bình Bảo - một chuyên gia về quản trị doanh nghiệp, nhà sáng lập B Coaching - cho rằng, cạnh tranh trong ẩm thực từ lâu dường như chỉ dựa vào hai yếu tố chính: Ngon và vị trí. Thế nhưng mô hình kinh doanh như thế đã lỗi thời và không đủ sức cạnh tranh.
Món ăn ngon trở thành điểm tương đồng trong ngành, là điều bắt buộc, không thể thiếu và hầu như không có sự khác biệt rõ ràng giữa các quán ăn, nhà hàng. Theo chuyên gia Lâm Bình Bảo, vị trí trở thành niềm hy vọng lớn nhất của doanh nghiệp.
“Cuộc chạy đua tìm vị trí tốt đẩy chi phí lên cao ngất ngưởng và đó chính là dây thòng lọng bức tử nhiều doanh nghiệp nhất. Điểm cạnh tranh tưởng chừng quan trọng nhất trở thành nút thắt cổ chai”, ông Lâm Bình Bảo đặt vấn đề, liệu có bao nhiêu nhà hàng, quán ăn phải từ bỏ cuộc chơi chỉ vì không kham nổi chi phí mặt bằng?
Cửa hàng Món Huế thường chọn những địa điểm đắc địa, diện tích rộng lớn. Ảnh: N.Mạnh.
Hàng loạt dự án bị "đứng hình", bất động sản TPHCM đang trong giai đoạn "bế tắc"?
Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) vừa có báo cáo đánh giá về thị trường bất động sản TPHCM những tháng đầu năm nay.
Theo HoREA, trong hai năm gần đây, thị trường bất động sản TPHCM bị sụt giảm mạnh nguồn cung dự án và nguồn cung sản phẩm nhà ở. Có nhiều dự án nhà ở bị “đứng hình” do không thực hiện được các thủ tục đầu tư xây dựng, hoặc bị dừng triển khai.
Tình trạng thiếu sản phẩm nhà ở, nhất là căn hộ nhà ở thương mại bình dân có giá vừa túi tiền và nhà ở xã hội, dẫn đến giá nhà đất tăng (do “tổng cầu” quá lớn nhưng nguồn cung ít), làm cho số đông người tiêu dùng là người có thu nhập trung bình và người có thu nhập thấp đô thị khó tạo lập nhà ở hơn.
Hết "lùa" dân vào ở đến bán trái phép 20 căn hộ cho người nước ngoài
Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản số 3654/SXD-QLN yêu cầu Công ty TNHH Cat Tiger Khareal tiến hành chấm dứt và thanh lý hợp đồng mua bán trái phép 20 căn hộ tại chung cư Napoleon Castle 1 (đường Nguyễn Đình Chiểu, phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang) cho các cá nhân là người nước ngoài.
Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa cho rằng dự án chung cư trên chưa được cơ quan có thẩm quyền công bố thuộc khu vực tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định. Vì vậy, việc Công ty TNHH Cat Tiger Khareal bán 20 căn hộ tại dự án cho cá nhân nước ngoài là chưa có cơ sở.
Nguyễn Khánh (Tổng hợp)