Bất động sản 13/07/2014 22:14

Du lịch Đà Nẵng: Không biết làm gì cho hết 3 ngày!

FICA - Chuyên gia từ hãng tư vấn bất động sản Cushman&Wakefield khuyến nghị, Đà Nẵng chỉ nên chọn 1 trong 2 mục tiêu là phát triển thành một thành phố lớn hay là một trung tâm du lịch...

Ông Akshay Kulkarni– Giám Đốc Khu vực Nam & Đông Nam Á Dịch vụ Tư vấn Bất Động Sản Khách Sạn, Nghỉ dưỡng của Hãng tư vấn bất động sản Cushman & Wakefield đã có một số chia sẻ về tiềm năng du lịch tại Việt Nam.

Theo ông, lý do khách du lịch tìm tới Việt Nam du lịch là gì?

Tâm lý khách du lịch, họ luôn tìm kiếm những trải nghiệm mới. Một gia đình thường xuyên đi du lịch thì hàng năm sẽ tìm cho mình những khu du lịch/ nghỉ dưỡng mới. Tôi lấy ví dụ Thái Lan là một địa điểm quá quen thuộc, Singapore thì cứ sau 2, 3 năm lại có những địa điểm ăn ở, vui chơi mới nên khách muốn quay lại, Jakarta thì quá đông đúc còn Kualar Lumpua thì giao thông không thuận tiện..

Còn nếu chọn một địa điểm theo dạng du lịch “ethical holiday – du lịch về với thiên nhiên” thì tôi sẽ chọn Việt Nam vì phong cảnh thiên nhiên đẹp, tuy nhiên các bạn phải cải thiện phòng ốc, cơ sở hạ tầng, sáng tạo nhiều hoạt động du lịch cho du khách, nâng cao chất lượng hoạt động quản lý du lịch cũng như khả năng giao tiếp Anh ngữ của người bản xứ nữa.

Ông đánh giá thế nào về tiềm năng du lịch của Đà Nẵng so với các địa điểm du lịch biển khác như Phuket? Bali?


Tôi nghĩ mỗi địa điểm có một lợi thế riêng, phần lớn các khu nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng chỉ tập trung khai thác loại hình du lịch biển là chủ yếu trong khi tại Bali thì có đầy đủ biển – núi – rừng. Vì điều này mà nếu như so sánh Đà Nẵng với Phuket hay Bali, du khách chỉ có thể ở lại Đà Nẵng từ ba đến bốn ngày, trong khi họ hoàn toàn có thể lưu lại Phuket hay Bali bảy ngày, thậm chí hai mươi ngày.

Một điểm hấp dẫn nữa tại Bali là khách du lịch nước ngoài được phép mua và sở hữu nhà ở tại ốc đảo này. Bali tận dụng mọi ưu thế để tiếp thị hình ảnh của một ốc đảo du lịch, nhất quán từ trung tâm thành phố đến các đảo, mỗi một địa điểm bạn đến là có một sự trải nghiệm khác nhau. Tại Bali, khách du lịch có nhiều lựa chọn cho chuyến du lịch của mình: du lịch biển, du lịch phật giáo, du lịch tâm linh,…

Ở Đà Nẵng, du lịch biển là lựa chọn duy nhất. Đặt chân xuống sân bay Đà Nẵng, nhân viên khu nghỉ dưỡng/ khách sạn đón và đưa bạn đến khu nghỉ dưỡng/ khách sạn. Ở Bali, khi bạn đặt chân đến là đã có cảm giác đây là nơi bạn thỏa thích cho chuyến du lịch của mình, bạn có thể đi bất cứ đâu bạn muốn bởi toàn bộ ốc đảo phục vụ khách du lịch.

Đối với khách du lịch, ấn tượng về Đà Nẵng khó mà định hình cụ thể - Một thành phố lớn đang hình thành? Hay là một địa điểm du lịch hạng sang?

Hãy chọn một hướng đi và tập trung vào nó, đây là điều mà các nhà phát triển nên xem xét. Có phần khập khiễng khi so sánh một ốc đảo du lịch đã phát triển được 20 năm như Bali với thành phố mới bắt đầu thu hút khách du lịch trong một vài năm gần đây như Đà Nẵng. Tuy nhiên, nếu Đà Nẵng không có một chiến lược phát triển tập trung, thành phố này khó có thể đón những du khách trở lại lần sau.

Vậy nếu so sánh giữa Phú Quốc và Bali thì sao thưa ông?  


Xét về quang cảnh tự nhiên thiên nhiên thì có thể ngang bằng, nhưng xét về cơ sở hạ tầng và chất lượng du lịch, Phú Quốc cần học hỏi thêm kinh nghiệm phát triển từ Bali.

Tôi nhấn mạnh một lần nữa tầm quan trọng của một chiến lược phát triển dài hạn và nhất quán. Nếu một địa điểm du lịch không hoàn thiện về chất lượng cũng như cơ sở hạ tầng, địa điểm này sẽ mau chóng bị lãng quên và bị thay thế bởi những địa điểm khác mới mẻ và tiện ích hơn.

Ví dụ như Lombok và Bali, cùng là đảo biển, cùng có hệ sinh thái biển – núi – rừng, cùng là điểm đến du lịch nhưng Lombok không thu hút khách du lịch nhiều như Bali. Lý do thứ nhất là cơ sở hạ tầng nghèo nàn, giao thông không thuận tiện như Bali. Đến Lombok, khách du lịch không biết phải làm gì ngoài nghỉ ngơi tại khu nghỉ dưỡng, xung quanh không có dịch vụ vui chơi giải trí. Đà Nẵng cũng nên xem xét giải quyết vấn đề này.

Khách du lịch đến khu nghỉ dưỡng, chỉ có thể trải nghiệm các món ăn trên đường Sơn Trà Điện Ngọc dọc bãi biển nhưng khi vào thành phố, không có nhiều lựa chọn vui chơi cho họ trải nghiệm. Phát triển thành một thành phố lớn hay là một trung tâm du lịch, Đà Nẵng nên chỉ theo đuổi một trong hai mục tiêu này. 

Như vậy là tiềm năng phát triển của du lịch không chỉ phụ thuộc vào quy mô dự án bất động sản mà phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng?


Đúng nhưng chưa đủ. Mục đích của du lịch là trải nghiệm. Đến thành phố Hồ Chí Minh, tôi có thể ở lại đây năm ngày. Đến Đà Nẵng, tôi không biết làm gì cho hết khoảng thời gian ba ngày. Xung quanh khu nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng không có nhiều hoạt động vui chơi giải trí.

Thêm vào đó, bước ra khỏi một khu nghỉ dưỡng hạng sang, khách du lịch không có nhiều lựa chọn thích hợp với nhu cầu của họ. Không có cửa hàng bán lẻ tiện tích, không có shop thời trang hàng hiệu, xung quanh các khu nghỉ dưỡng hạng sang tại Đà Nẵng là những hàng quán của người dân địa phương. Sự kết hợp này không tương thích và hoàn toàn lãng phí tiềm năng du lịch.

Ở Bali, cơ sở hạ tầng hoàn thiện hơn, hoạt động du lịch đa dạng với vô vàn những lựa chọn cho khách du lịch. Tôi có thể đến Bali bốn lần trong năm mà vẫn có nhiều những trải nghiệm mới.  Nói về tiềm năng phát triển du lịch, điều quan trọng nhất chính là cung cấp sự trải nghiệm thích thú cho du khách, điều này 

Phương Dung

Chuyên mục: Bất động sản

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *