Từ 1/1/2021, hình thức thưởng trong Luật Lao động sẽ gồm cả tiền thưởng, hiện vật và dịch vụ...
So với Luật Lao động 2012 hiện hành, Luật Lao động 2012 (sửa đổi) có hiệu từ ngày 1/1/2021 đã bổ sung thêm nhiều hình thức thưởng của người sử dụng lao động tới người lao động.
Tại Luật Lao động 2012 hiện hành, Điều 103 có quy định hình thức thưởng chỉ là tiền thưởng. Đồng thời, tiền thưởng trên là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Trong khi đó, Điều 104 của Luật Lao động 2012 (sửa đổi) đã tiếp thu và quy định lại Điều 103 của Luật Lao động hiện hành. Theo đó, tên gọi của Điều Luật từ chỗ ghi rõ là tiền thưởng thì nay sửa thành thưởng.
Cụ thể, Điều 104 ghi rõ: “Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Với quy định mới này, người sử dụng lao động có thể lựa chọn nhiều hình thức thưởng đa dạng cho người lao động hơn, như: Hiện vật như hàng hoá, mua hàng giảm giá, thưởng dịch vụ…
Tuy nhiên, Điều 104 của Luật Lao động 2012 (sưả đổi) vẫn đảm bảo nguyên tắc của Điều 103 trong Luật hiện hành: “Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở”.
Đồng thời, quy định thưởng của Luật Lao động 2012 (sửa đổi) vẫn đảm bảo nguyên tắc không bắt buộc người lao động phải có một mức thưởng cố định cho người lao động trong dịp Lễ, Tết.
Thưởng Tết Nguyên đán Kỷ Hợi: Bình quân đạt 6,31 triệu đồng/người
Thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, cho thấy: Trung bình mức thưởng Tết Dương lịch 2019 là 1,42 triệu đồng, trung bình mức thưởng Tết Nguyên đán Kỷ Hợi là 6,31 triệu đồng/người.
Hoàng Mạnh