Fica
  1. Thời sự

Khẩn trương thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

Nguyễn Tuyền
Nguyễn Tuyền

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến về chủ trương xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Lãnh đạo Chính phủ giao Hội đồng thẩm định Nhà nước dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam khẩn trương thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam theo đúng quy định pháp luật.

Đường sắt cao tốc Shinkansen của Nhật Bản

Tuy nhiên, hiện có nhiều thông tin khác nhau về chủ trương, cách thức xây dựng đường sắt tốc độ cao. Bộ GTVT trong năm 2019 đã đề xuất xây dựng đường sắt tốc độ cao mới hoàn toàn với tốc độ 350km/ giờ với tổng vốn 58,71 tỷ USD. Phân kỳ đầu tư theo tư vấn làm 2 giai đoạn, kéo dài 30 năm bắt đầu từ năm 2020 - 2050.

Theo đó, giai đoạn 1 đầu tư, xây dựng đoạn từ Hà Nội - Vinh (Nghệ An) và TP. HCM và Nha Trang (Khánh Hòa) trong năm 2020 - 2032. Giai đoạn 2 xây dựng nối tuyến Vinh - Đà Nẵng - Nha Trang, bắt đầu từ năm 2032 đến 2050.

Nhiều chuyên gia, học giả và cả các bộ ngành đều có ý kiến khác về việc xây dựng đường sắt tốc độ cao này. Theo đó, nhiều chuyên gia kiến nghị nên mở rộng, cải tạo khổ đường sắt 1m hiện nay thành 1,35m để đồng thời vừa vận chuyển được hành khách vừa vận chuyển được hàng hoá.

Theo nhiều chuyên gia như Phạm Chi Lan, Giáo sư Lã Ngọc Khuê, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao, Giáo sư, viện sĩ Trần Thọ (từ Nhật Bản) cùng nhiều chuyên gia kinh tế hàng đầu Việt Nam cũng nêu quan điểm: Việt Nam đang khó khăn về vốn, yếu về công nghệ nên không nên đầu tư làm dự án đường sắt tốc độ cao thời điểm này.

Nhiều chuyên gia cũng bày tỏ việc đầu tư đường sắt tốn kém, trong khi vận chuyển hàng hoá của Việt Nam có lợi thế đường biển rất lớn, đường hàng không cũng đang rộng mở và đặc biệt là đường bộ có thể tác động lan toả đến hạ tầng đất nước nhanh và tốt hơn.

An Linh