Fica
  1. Thời sự

Đề xuất 100% gỗ nhập vào Việt Nam có chứng chỉ nguồn gốc

Nguyễn Tuyền
Nguyễn Tuyền

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) đề xuất Việt Nam cần hướng đến mục tiêu 100% gỗ nhập khẩu phải có chứng chỉ xuất xứ giống như các thị trường thế giới đang yêu cầu.

Theo Nghị định 102/2020-NĐ-CP (Nghị định 102) ngày 1/9/2020 quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp (Nghị định 102), gỗ nhập khẩu vào Việt Nam được coi là rủi ro nếu loài gỗ nằm trong Phụ lục của Công ước CITES, hoặc gỗ nằm trong nhóm IA, IIA thuộc Danh mục các loài thực vật, động vật nguyên cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, hoặc gỗ lần đầu tiên được nhập khẩu vào Việt Nam, hoặc gỗ có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng tại các quốc gia khai thác.

Gỗ nhập khẩu vào Việt Nam cần 100% chứng chỉ xuất xứ

Nghị định 102 quy định gỗ rủi ro và gỗ được nhập khẩu từ các quốc gia không thuộc vùng địa lý tích cực thì người nhập khẩu (chủ gỗ nhập khẩu) cần hoàn thành Bản kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu (Mẫu số 3, Nghị định 102). Đây là yêu cầu thông tin bổ sung nhằm kiểm soát và giảm rủi ro về nhập khẩu gỗ bất hợp pháp.

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) cho rằng, qua khảo sát nắm bắt thông tin tại một số các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ từ châu Phi trong thời gian gần đây cho thấy việc thực hiện Nghị định 102 đang gặp phải một số khó khăn, do chưa quy định cần phải yêu cầu nộp bổ sung giấy tờ cụ thể nào ở phần C và D nêu tại phụ lục 3 (bao gồm 4 hợp phần thông tin chính mà nhà nhập khẩu cần bổ sung-PV).

Hiện Việt Nam là thị trường cung cấp sản phẩm gỗ lớn cho thế giới, kim ngạch xuất khẩu chắc chắn sẽ đạt 15 tỷ USD trong năm 2021, trong đó kim ngạch từ thị trường Hoa Kỳ chiếm trên 50% trong tổng kim ngạch của cả ngành.

Trong khâu xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt đã và đang cam kết tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu từ các thị trường nhập khẩu như: Quy định EUTR 995, Luật Lacey của Hoa Kỳ; Luật đảm bảo gỗ hợp pháp của Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản,….

Khi xuất khẩu sản phẩm gỗ sang các thị trường này, các doanh nghiệp của Việt Nam cam kết và cung cấp đầy đủ các bằng chứng về nguồn gốc gỗ sử dụng làm đồ gỗ xuất khẩu.

“Kiểm soát hiệu quả tính hợp pháp của gỗ rủi ro nhập khẩu có vai trò sống còn với ngành gỗ Việt Nam. Không có lý do gì để nguồn gỗ rủi ro với nhiều bất ổn có nguồn gốc từ nhập khẩu luồn sâu vào thị trường nội địa”, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Viforest nhấn mạnh.

Theo Viforest, để giảm rủi ro trong khâu gỗ nguyên liệu nhập khẩu, giúp ngành gỗ tránh được các vụ điều tra của các thị thường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam, trong văn bản mới đây gửi Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính.

An Linh