Biển hiệu "đồng phục hàng loạt" ở Hà Nội thất bại sau 2 năm
Đường Lê Trọng Tấn (quận Thanh Xuân, Hà Nội) được khánh thành vào tháng 5/2016, dài khoảng 1,5 km từ nút giao Tôn Thất Tùng đến sông Lừ. Đây được xem là tuyến đường kiểu mẫu đầu tiên của Hà Nội với "đồng phục" biển hiệu gây trang cãi trong dư luận một thời gian.
Phố Lê Trọng Tấn được đánh giá là đường đẹp, có hàng cây thoáng mát, vỉa hè thông thoáng, không hàng rong. Biển hiệu "tiêu chuẩn" có cùng một diện tích, kích cỡ, sơn hai màu xanh và đỏ, chữ trắng. Tuy nhiên sau 2 năm, nhiều biển hiệu "đồng phục" không còn, thay vào đó là các biển hiệu do chủ cửa hàng tự làm.
Nhiều cửa hàng đã tự thay biển hiệu khác theo nhu cầu quảng cáo, thu hút khách hàng.
Một cửa hiệu thay biển mới, bên cạnh là tấm biển "đồng phục" cũ.
Những biển quảng cáo bắt mắt, nhiều màu sắc, kích cỡ được các chủ cửa hàng thay thế cho biển "đồng phục".
Theo anh Thắng, chủ một cửa hàng trên phố Lê Trọng Tấn, biển hiệu phải gây sự chú ý với khách hàng nên cửa hàng phải thay mới, chứ nếu cứ để theo kiểu mẫu thì khó nhận diện, khó nhận biết quán...
Việc thay đổi biển hiệu kiểu mẫu được nhiều cửa hàng trên con phố Lê Trọng Tấn thực hiện. Đa phần người thay đổi bảng quảng cáo đều có ý muốn bảng hiệu có nhận diện riêng, thu hút sự chú ý của khách hàng.
Một cửa hàng trước ngõ 68 Lê Trọng Tấn vừa giữ lại biển quảng cáo đạt tiêu chuẩn, vừa làm thêm biển quảng cáo.
Toàn Vũ