Fica
  1. Tài chính ngân hàng

Tổng quy mô bơm tiền toàn cầu đạt 5920 tỷ USD trong đợt dịch Covid-19

Mai Chi
Mai Chi

Tài sản trong bảng cân đối của FED của Mỹ tính đến thời điểm hiện tại, 3 tháng sau khi có dịch covid-19, đã tăng thêm 3000 tỷ USD, tăng từ mức 4100 tỷ USD lên khoảng 7100 tỷ USD.

 

Theo ước tính, tổng quy mô bơm tiền của Ngân hàng trung ương của Mỹ, EU, Nhật Bản và Trung Quốc đạt khoảng gần 6000 tỷ để hỗ trợ nền kinh tế khi bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Trong đó, quy mô bơm tiền lớn nhất là tại Mỹ (3000 tỷ USD), khu vực EU (1500 tỷ USD), Nhật Bản (1000 tỷ) và Trung Quốc (350 tỷ USD).

Theo nhận xét của BVSC, đây là mức tăng rất lớn trong khoảng thời gian ngắn từ khi dịch Covid 19 bùng phát tài sản trong bảng cân đối của FED của Mỹ tính đến thời điểm hiện tại, 3 tháng sau khi có dịch covid-19, đã tăng thêm 3000 tỷ USD, tăng từ mức 4100 tỷ USD lên khoảng 7100 tỷ USD.

Mức tăng này rất lớn so với thời điểm khủng hoảng năm 2008, trong vòng 5 năm từ 2008-2014 khi tổng tài sản của FED mở rộng thêm 3500 tỷ USD. Trong đó, 350 tỷ USD được tung ra cho vay doanh nghiệp nhỏ, và đang dự kiến bơm thêm 320 tỷ USD tiếp theo nhằm hỗ trợ nhóm doanh nghiệp này thông qua chương trình Paycheck Protection Program.

Dự kiến bơm 500 tỷ USD để mua lại trái phiếu trực tiếp từ các bang và thành phố. Tổng số Chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp (Mortgagebacked Securities) được mua bởi FED tăng lên khoảng 1,8 nghìn tỷ USD.

Trước đó, FED cũng từng tuyên bố sẵn sàng mua lại không giới hạn các trái phiếu được bảo đảm bởi chính phủ, bao gồm một số loại chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp.

Về phía EU, Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) đã quyết định thực hiện bơm 1350 tỷ EUR (1500 tỷ USD) để hỗ trợ nền kinh tế. Quá trình mua bơm ra thị trường sẽ được kéo dài đến tháng 06/2021.

Hội đồng ECB sẽ có thể kéo dài hay chấm dứt chương trình mua lại tài sản khẩn cấp trong khủng hoảng (PEPP) trước kỳ hạn nếu đánh giá dịch Covid-19 đã kết thúc. Những khoản tiền được bơm ra bởi gói PEPP khi đáo hạn sẽ được tái đầu tư cho đến cuối năm 2022.

Chương trình mua lại tài sản (APP) sẽ vẫn được tiếp tục với tổng giá trị mua lại hàng tháng 20 tỷ EUR mỗi tháng. Trong năm 2020 sẽ được thêm 120 tỷ EUR. Chương trình APP sẽ được tiếp diễn cho đến khi có quyết định mới của ECB về việc nâng lãi suất điều hành hay quyết định về thay đổi chính sách tiền tệ.

Còn tại Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) cũng dự kiến bơm 1000 tỷ USD vào hệ thống kinh tế. Cụ thể, BOJ dự kiến tung ra chương trình đặc biệt nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp với tổng giá trị khoảng 75 nghìn tỷ JPY (686 tỷ USD).

Tổng giá trị mua lại các quỹ ETFs hàng năm tối đa khoảng 12 nghìn tỷ JPY (109 tỷ USD). Tiếp tục mua lại các trái phiếu chính phủ với số lượng không giới hạn, tính từ tháng 2 cho tới nay đã thực hiện mua lại khoảng 30 nghìn tỷ JPY (275 tỷ USD).

Mai Chi

Tin liên quan
ABBank có tổng giám đốc

ABBank có tổng giám đốc

Ông Phạm Duy Hiếu chính thức được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc ABBank từ ngày 1/1, sau hơn một năm giữ vị trí quyền Tổng giám đốc ngân hàng.