Fica
  1. Tài chính ngân hàng

Tín dụng đen uy hiếp "con nợ", lấy tiền người đến sau trả cho người trước

Bài lấy lại
Bài lấy lại

Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết: Năm qua, Lâm Đồng đã phát hiện 87 vụ việc liên quan đến các hoạt động tín dụng đen như hủy hoại tài sản, cưỡng đoạt tài sản, đe dọa, ném chất bẩn, giữ người trái phép, gây rồi trật tự công cộng, dán quảng cáo cho vay tiền, cho vay nặng lãi.

Muôn hình vạn trạng tín dụng đen lãi vay "cắt cổ"

Chia sẻ tại Hội nghị triển khai các giải pháp mở rộng tín dụng phục vụ sản xuất và tiêu dùng nhằm hạn chế tín dụng đen, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Văn Yên thừa nhận: Tín dụng đen trên địa bàn tỉnh vẫn là một thực trạng nhức nhối.

Qua kiểm tra phát hiện toàn tỉnh có 83 cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ, 3 cở sơ kinh doanh dịch vụ đòi nợ và 25 cơ sở kinh doanh tài chính dưới loại hình dịch vụ khác có biểu hiện hoạt động liên quan đến tín dụng đen.

"Từ đầu năm 2018 đến nay, Lâm Đồng đã phát hiện 87 vụ việc liên quan đến các hoạt động tín dụng đen như hủy hoại tài sản, cưỡng đoạt tài sản, đe dọa, ném chất bẩn, giữ người trái phép, gây rồi trật tự công cộng, dán quảng cáo cho vay tin, cho vay nặng lãi.

Theo đó, tỉnh đã ra quyết định khởi tố 19 vụ, 50 bị can, xử lý hành hính 16 vụ, 30 đối tượng, lập hồ sơ răn đe giáo dục 18 vụ, 18 đối tượng, đang giải quyết 34 vụ (trong đó khởi tố 10 vụ, 25 bị can về tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự)", ông Nguyễn Văn Yên cho biết.

Tín dụng đen uy hiếp con nợ, lấy tiền người đến sau trả cho người trước - 1

Tang vật thu được từ một băng nhóm hoạt động tín dụng đen được cơ quan công an xử lý tại Lâm Đồng (ảnh: VOV).

Theo ông Nguyễn Văn Yên: Những đối tượng hoạt động tín dụng đen trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, theo ông Yên, chủ yếu là các đối tượng hình sự từ nơi khác (hầu hết là các tỉnh phía Bắc) đến địa phương Lâm Đồng để cấu kết, móc nối với các đối tượng hình sự trên địa bàn hình thàng các băng nhóm hoạt động “tín dụng đen”.

Bên cạnh đó còn có các đối tượng cho vay chuyên nghiệp ở cộng đồng dân cư. Số đối tượng là cán bộ ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác bị tha hóa, biến chất. Số đối tượng là chủ doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, số đối tượng hịnh sự cộm cán về các hành vi bảo kê, đòi nợ thuê, đánh bạc, tổ chức đánh bạc…

Những đối tượng này lợi dụng sơ hở trong các quy định của pháp luật để thành lập các công ty, doanh nghiệp đòi nợ thuê, tư vấn, hỗ trợ, cho vay tài chính, cho vay trả góp, các tiệm cầm đồ… nhằm núp bóng thực hiện các hoạt động cho vay lãi nặng, với các phương thức như: Dán tờ rơi, phát card visit, đăng quảng cáo trên các trang mạng xã hội, liên lạc qua điện thoại trực tiếp với những người có nhu cầu vay tiền, sau đó gặp trực tiếp để thỏa thuận số tiền vay, lãi suất và hình thức cho vay, trả lãi và cùng người vay đến từng nhà để xác minh tình trạng cư trú, điều khiển kinh tế, nghề nghiệp để quyết định số tiền cho vay.

Nạn nhân của tín dụng đen rất đa dạng, nhiều lứa tuổi, trình độ học vấn, tính chất công việc khác nhau. Nhiều người xuất phát từ lòng tham, đứng ra làm trung gian huy động, cho vay vốn với lãi suất cao, vừa là nạn nhân, vừa là đối tượng.

Trong đó, nạn nhân của tín dụng đen trên địa bàn chủ yếu là người lao động phổ thông, bà con buôn bán nhỏ lẻ, khó khăn, không có điều kiện tiếp cận các nguồn vốn chính thống. Trong đó có nhiều trường hợp là người đồng bào dân tộc thiểu số hoặc các đối tượng ma túy, cờ bạc cần tiền để thực hiện hành vi vi phạm…

Khi giao tiền, đối tượng cho vay đưa cho người vay một tờ giấy đã có sẵn các nội dung cơ bản cần thiết, chỉ để lại phần tên người vay, số tiền vay có cộng lãi suất theo định mức. Những giấy tờ này sẽ đưa cho người vay ký tên, chỉ điểm đồng thời, đối tượng cho vay giữ bản chính chứng minh nhân dân, hộ khẩu hoặc các giấy tờ khác.

Rồi khi các con nợ không đủ khả năng chi trả theo thỏa thuận thì các đối tượng sẽ thực hiện hành vi uy hiếp tinh thần “con nợ” như gây nổ, ném chất bẩn, nhắn tin đe dọa, đặt vòng hoa… cho đến các hành vi phạm tội để buộc “con nợ” phải đưa tài sản như: Cố ý gây thương tích, gây rồi trật tự công cộng, cướp, cưỡng đoạt tài sản, bắt, giam, giữ người trái pháp luật.

Ông Yên cho biết thêm, ngoài hành vi cho vay nặng lãi thì hoạt động “tín dụng đen” còn thể hiện dưới hình thức tổ chức chơi huê, hụi hay huy động vốn với lãi suất cao. Đối tượng thường lấy tiền của “người đến sau” để trả lãi cao cho “người đến trước”, trả lãi đều và giữ uy tín trong thời gian đầu.

“Họ tìm cách che đậy mục đích huy động vốn và cố gắng thu hút tham gia của càng nhiều người càng tốt. Đến khi lượng tiền đi vay đã hết do làm ăn thua lỗ thì đối tượng tuyên bố phá sản để trốn tránh pháp luật và người cho vay”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho hay.

Kiến nghị giải pháp

Ông Nguyễn Văn Yên cho biết, hoạt động tín dụng đen thường diễn ra rất tinh vi và khó kiểm soát. "Trong quá trình giao dịch đều do các bên tự nguyệt, thoả thuận ngầm không thể hiện bằng băn bản, thường cho vay lãi theo kiểu tín chấp không có tài sản cầm cố, tiền lãi suất rất cao. Trong khi đó, quy định pháp luật đối với điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự tội “cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” được quy định tài điều 201 Bộ Luật Hình sự còn nhiều bất cập".

Đơn cử như quy định, điều kiện để xử lý hình sự đối với hành vi cho vay lãi nặng là: mức lãi suất cho vay phải gấp 5 lần trở lên của mức lãi suất cho vay cao nhất định định trong Bộ Luật Dân sự, phải chứng minh số tiền thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng trở lên. Thế nhưng, thực tế để đối phó với cơ quan công an, các đối tượng khi viết giấy vay không ghi lãi suất, gây khó khăn cho việc xử lý.

Bên cạnh đó, việc tiến hành giao dịch vay, mượn thường diễn ra dưới dạng giao dịch ngầm cả người vay và người cho vay đều không muốn tiết lộ cho người khác biết. Chỉ đến khi diễn ra vỡ nợ, vỡ hụi hoặc xuất hiện các hành vi đe dọa, khủng bố tinh thần, cưỡng đợt tài sản, đánh người gây thương tích, gây rồi trật tự… thì mới phát hiện xử lý. Trong khi đó, chế tài xử phạt lên quan đến tín dụng đen còn nhẹ, chưa thực sự mang tính răn đe giáo dục cao.

Do đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng kiến nghị, Chính phủ ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung Nghị định 104 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ đòi nợ theo hướng phải quy định rõ về điều kiện, thủ tục thành lập doanh nghiệp… Trong đó, giao thẩm quyền cho lực lượng công an trong việc xử lý vi pham hành chính trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ đòi nợ, quy định rõ phạm vi hoạt động của công ty đòi nợ (công ty đóng ở địa bản tỉnh, thành phố nào chỉ được hoạt động trên phạm vi một địa phương đó).

Đối với hệ thống ngân hàng, đại diện tỉnh Lâm Đồng nhấn mạnh tới thủ tục vay vốn ngân hàng, tuy đã có nhiều cải thiện nhưng nhiều người vẫn gặp khó khăn trong những trường hợp cụ thể.

"Ví như hôm nay người nhà vào viện cấp cứu thì không thể chờ đến mai ngân hàng giải ngân khoản vay rồi mới đưa người nhà đi viện. Lúc đó thì lãi suất ngoài có cao đến mấy người dân cũng vay", ông Yên nêu.

Do đó, NHNN tỉnh cần chỉ đạo các tổ chức tín dụng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động tín dụng, đơn giản hóa thủ tục cho vay, mở rộng mạng lưới cho vay tại các địa bàn vùng sâu vùng xa.

An Hạ