Fica
  1. Quốc tế

Từ tên lửa đến mỹ phẩm: Nữ streamer Trung Quốc “bán mọi thứ qua mạng”

 Vũ Huy Hoàng
Vũ Huy Hoàng

Được mệnh danh là nữ hoàng livestream Trung Quốc, Huang Wei có thể bán bất cứ thứ gì mà cô ấy quảng cáo. Người phụ nữ này đã trở thành một ngôi sao trong ngành công nghiệp bán hàng trực tuyến trị giá 60 tỷ USD.

 

Viya hosted an event promoting the city of Wuhan's specialty products in an effort to help the economic recovery after the coronavirus lockdown, at a venue provided by the Dongfeng Motor Company on April 30, 2020.

Viya tổ chức một sự kiện ở Vũ Hán để quảng bá các sản phẩm đặc trưng của thành phố vào ngày 30 tháng 4 năm 2020.

Vào tháng 4, Huang được mọi người biết đến rộng rãi với cái tên Viya khi cô đã bán một quả tên lửa với giá khoảng 40 triệu nhân dân tệ (5,6 triệu USD).

Chương trình tạp kỹ mua sắm trực tuyến do Viya dẫn chương trình cũng được người hâm mộ của cô trên khắp Trung Quốc chào đón nồng nhiệt vào mỗi lần phát sóng, tại chương trình này, một phần là Viya quảng cáo sản phẩm và một phần là cô trò chuyện nhóm với mọi người. Vào tháng trước, cô đã đạt được số lượng khán giả cao kỷ lục với hơn 37 triệu người, nhiều hơn cả số người xem phần cuối của sê-ri phim nổi tiếng Game of Thrones, the Oscars hay Sunday Night Football.

Mỗi đêm, khán giả của Viya, đặt những đơn hàng trị giá hàng triệu USD cho các loại mỹ phẩm, thiết bị, thức ăn nhanh hoặc quần áo, cô còn chuyển sang bán cả nhà và xe hơi. Vào ngày độc thân, sự kiện mua sắm lớn nhất trong năm của Trung Quốc, cô đã bán được hơn 3 tỷ nhân dân tệ. Sự lây lan của Covid-19 vừa qua, khiến hầu hết người dân Trung Quốc phải ở nhà và điều đó đã làm tăng gấp đôi số người xem của cô.

Mua sắm trực tuyến là một xu hướng của công nghệ hiện đại và việc những người có tầm ảnh hưởng lớn tới xã hội và cộng đồng quảng cáo trực tiếp các sản phẩm trực tuyến đã mở ra cho các công ty một con đường thương mại mới dẫn đến trái tim của người tiêu dùng.

Tesla, Procter & Gamble và cả cựu siêu mẫu thế giới kiêm doanh nhân làm đẹp Miranda Kerr cũng là một trong số những người hợp tác với Viya để giới thiệu sản phẩm của họ đến với thị trường Trung Quốc. Nữ hoàng livestream của Trung Quốc đã thực sự thống trị hệ thống mua sắm trực tuyến trị giá 60 tỷ USD, Viya kiếm được khoảng 30 triệu nhân dân tệ trong năm 2018, theo số liệu gần đây nhất từ gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba.

Mặt khác, thị trường bán lẻ truyền thống lại đang gặp phải khó khăn khi đối mặt với một thị trường bán hàng trực tuyến bùng nổ. Đại dịch Covid-19 và sự suy thoái kinh tế tiếp theo đã làm giảm doanh số và đẩy một số nhà bán lẻ vào vực thẳm. Doanh số của các nhà bán lẻ ( ngoại trừ đồ tạp hóa ) dự kiến ​​sẽ giảm 20% trong năm nay, theo Forrester Research. J.C. Penney, một nhà bán lẻ nổi tiếng  J. Crew và Pier One Imports đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản.

Nữ hoàng livestream Viya đã nói rằng: “Tôi tự định vị mình là người giúp khách hàng đưa ra quyết định. Tôi cần suy nghĩ về nhu cầu của họ. Đặc biệt, tham vọng của tôi là cung cấp mọi thứ mà người hâm mộ của tôi có thể cần, từ chuông cửa, thảm, bàn chải đánh răng, đồ nội thất cho đến nệm, tất cả mọi thứ.”

Linda Qu, một nhân viên công nghệ 30 tuổi ở Hàng Châu đã tâm sự rằng: “Tôi không thể bỏ lỡ những buổi livestream của Viya”. Sau khi cô đặt đứa con trai bốn tuổi của mình lên giường, Qu xem livestream của Viya trên điện thoại thông minh của mình trong khi cô ấy tập yoga hoặc xem TV trên ghế dài. Gần như mỗi chương trình, cô ấy đều bấm vào để mua.

Các công ty luôn khao khát gây ấn tượng với tầng lớp trung lưu đang phát triển của Trung Quốc. Trung Quốc đóng góp 1/3 trưởng tiêu dùng toàn cầu từ năm 2010 đến 2017, theo báo cáo từ Viện toàn cầu McKinsey, và điều đó sẽ được tiếp tục khi nền kinh Trung Quốc phục hồi sau đại dịch. Và trong 10 năm tới, sự tăng trưởng trong tiêu dùng của Trung Quốc dự kiến ​​sẽ bằng với cả Mỹ và Tây Âu cộng lại.

Helen Lu, người phát ngôn của bộ phận Procter & Gamble ở Trung Quốc cho biết, quá trình mua hàng của khách hàng thường là chuyển nhận thức sang quan tâm và sau đó là mua hàng. Helen Lu nói rằng: “làm việc với những người livestream hàng đầu như Viya thì quá trình mua hàng này sẽ được rút ngắn đi rất nhiều.”

Hầu hết các đêm, Viya đều phát trực tiếp từ một studio nhỏ trong trụ sở của cô, một nhà kho 10 tầng ở trung tâm công nghệ Hàng Châu của Trung Quốc. Chương trình livestream của cô chỉ là một phần của một doanh nghiệp 500 người có tên là Tập đoàn Qianxun; nơi đây quản lý hàng chục người livestream nổi tiếng, cùng hệ thống bán lẻ và quản lý chuỗi cung ứng. Công ty có kế hoạch huy động tiền từ các nhà đầu tư trong tháng này, đảm nhận một đối tác chiến lược vào cuối năm nay và muộn nhất là đến năm 2025, công ty sẽ niêm yết cổ phiếu trên thị trường.

Giám đốc điều hành của Qianxun, Alves Huang, được biết đến với cái tên Aoli cho biết: “năm nay là bước ngoặt của ngành công nghiệp này. Tôi đã nói như vậy ngay cả trước khi xảy ra đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, đại dịch đã đẩy nhiều nhà bán lẻ ngoại tuyến lên mạng và thêm nhiều người nổi tiếng tham gia vào trò chơi. Nó đã gây ra sự chú ý rất lớn từ khắp mọi nơi”. Alves Huang là anh chồng của Viya và chồng cô là chủ tịch công ty.

Viya đã có đủ sức mạnh của một ngôi sao để bán bất cứ thứ gì từ các công ty mong muốn được góp mặt trong chương trình của cô ấy. Tuy nhiên để có thể trở thành một bà hoàng trong ngành công nghiệp bán hàng trực tuyến như Viya không phải là một điều dễ dàng. Bạn cần có sự nhạy bén, khôn khéo, thông minh, thức thời và cả một ekip hùng hậu theo sau để quản lý và hỗ trợ cho bạn bất cứ lúc nào.

Thùy Dung

Theo Bloomberg