Fica
  1. Quốc tế

Trung Quốc ra sức cứu vớt dự án tỷ USD tại Malaysia

Bài lấy lại
Bài lấy lại

Hai công ty Trung Quốc cho biết họ đang tìm kiếm các nhà chính trị để phá vỡ thế bế tắc cho các dự án hàng tỷ USD bị đình trệ ở Malaysia.

Các nước như Malaysia, Nepal, Myanmar đã hủy bỏ hoặc hoãn các dự án của Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc trong những tháng gần đây. (Nguồn: Reuters)

Các nước như Malaysia, Nepal, Myanmar đã hủy bỏ hoặc hoãn các dự án của Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc trong những tháng gần đây. (Nguồn: Reuters)

Theo tạp chí Nikkei Asian Review, một dự án phát triển hỗn hợp tập trung vào một tuyến đường sắt cao tốc từ ​​Kuala Lumpur đến Singapore của Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc đang được khởi động lại Bandar Malaysia.

“Kể từ khi Thủ tướng Mahathir Mohamad nhậm chức, ông đã bày tỏ sự quan tâm đến việc thúc đẩy Bandar Malaysia phát triển hơn nữa”, Chủ tịch Tập đoàn đường sắt Trung Quốc, ông Li Changjin cho biết tại một cuộc họp vào hôm qua (4/9).

Theo đó, ông Li nói với các phóng viên rằng công ty đã cân nhắc việc hồi sinh dự án vốn đã bị sụp đổ dưới quyền lãnh đạo trước đây của cựu Thủ tướng Malaysia, ông Najib Razak.

Cũng vào hôm qua, Công ty Xây dựng Truyền thông Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước, cho biết dự án East Coast Rail Link (ECRL), một dự án đường sắt trị giá 13 tỷ USD bị đình chỉ kể từ tháng 7, cũng sẽ không “chết” dù Thủ tướng đương thời là ông Mahathir phản đối kịch liệt.

“Đối với tương lai của dự án ECRL, nó vẫn còn đang được đàm phán", ông Li Qingwei, Chủ tịch Công ty xây dựng của Trung Quốc tại nước ngoài nói với các phóng viên ở Hong Kong.

Ngoài ra, ông Li cho biết thêm rằng, Bắc Kinh cũng đã tham gia vào các cuộc đàm phán. Các kế hoạch ban đầu sẽ là xây dựng một tuyến đường sắt trên bán đảo Malay xuyên qua Kuala Lumpur.

Những nhận xét này được đưa ra khi các mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Kuala Lumpur đang trong “một phép thử”. Khi Thủ tướng Malaysia nắm quyền lực hồi tháng 5, ông cam kết sẽ xem xét tất cả các khoản đầu tư của Trung Quốc do chính quyền ông Najib ký. Ông Mahathir đã đặt câu hỏi liệu các giao dịch đó có mang lại lợi ích cho Malaysia hay không và liệu đất nước có thể chi trả được cho chúng hay không.

Tháng trước, ông Mahathir đã khiến các bên liên quan của siêu dự án Forest City trị giá 100 tỷ USD rơi vào tình trạng hỗn loạn với lời kêu gọi cấm người nước ngoài mua nhà của dự án được xây dựng trên 4 đảo nhân tạo này.

“Chúng tôi tin rằng khi chính phủ Malaysia ra quyết định, họ sẽ xem xét lợi ích của chính họ cũng như quan hệ Trung Quốc-Malaysia. Chúng tôi hy vọng sẽ thấy một kết quả có lợi cho cả hai bên”, ông Li cho biết.

 

Khách hàng đang xem xét mô hình của dự án Forest Gardens ở Johor Bahru, Malaysia. (Nguồn: Reuters)

Khách hàng đang xem xét mô hình của dự án Forest Gardens ở Johor Bahru, Malaysia. (Nguồn: Reuters)

Trong khi đó, các công ty thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc cũng đang cố gắng khôi phục lòng tin vào Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) của Chủ tịch Tập Cận Bình, một chương trình phát triển cơ sở hạ tầng sâu rộng để xây dựng các tuyến đường bộ và đường biển trên khắp châu Á và Trung Đông.

Tuy nhiên, những nghi ngờ về các dự án BRI đang tăng cao kể từ khi Sri Lanka bàn giao cảng Hambantota có vị trí chiến lược cho Trung Quốc với hợp đồng thuê 99 năm như một cách để trả nợ.

Do đó, nhiều người lo lắng rằng các dự án tài trợ của Trung Quốc này sẽ khiến các nước tham gia bị nợ nặng nề.

Bà Christine Lagarde, giám đốc điều hành của Quỹ tiền tệ quốc tế, cho biết tại một diễn đàn ở Bắc Kinh vào tháng Tư rằng, trong khi nhiều nước cần cơ sở hạ tầng thì các khoản đầu tư mạo hiểm cũng có thể dẫn đến gia tăng nợ, có khả năng hạn chế các khoản chi tiêu khác.

Tờ Nikkei Asian Review cho biết, các nước từ Malaysia đến Nepal và Myanmar đã hủy bỏ hoặc hoãn các dự án BRI trong những tháng gần đây, mặc dù các chính phủ của họ không công khai phản đối sáng kiến ​​này.

Điều này dẫn đến trong nửa đầu năm 2018, các hợp đồng mới của các dự án từ các quốc gia dọc theo Vành đai và Con đường đã giảm 33,1% trong năm nay xuống còn 47,79 tỷ USD, theo số liệu từ Bộ Thương mại Trung Quốc.

Tuy nhiên, Công ty Xây dựng Truyền thông Trung Quốc cho biết vào hôm qua rằng, triển vọng cho các dự án liên quan đến BRI vẫn tích cực và công ty đã ký hợp đồng mới trị giá 9,5 tỷ USD ở các nước tham gia trong 6 tháng qua.

“Con số đó cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái”, ông Li nói mặc dù ông từ chối tiết lộ tốc độ tăng trưởng.

Công ty Đường sắt Trung Quốc cũng cho biết thêm, tổng vốn đầu tư liên quan đến BRI mới được ký kết trong nửa đầu năm nay vẫn giữ nguyên, nhưng công ty dự kiến ​​ký một số dự án quy mô lớn trong nửa cuối năm nay.

“Chính phủ Philippine đang đàm phán với chúng tôi về một số dự án đường sắt với tổng vốn đầu tư hơn 10 tỷ USD. Theo đó, Tổng thống Philippine hy vọng rằng Trung Quốc sẽ giúp tài trợ cho việc xây dựng các dự án đường sắt của nước này”, ông Li nói với tạp chí Nikkei Asian Review.

Theo một vài nguồn tin, một dự án đường sắt Thái-Trung được chờ đợi từ lâu cũng sẽ bị hủy bỏ trong những tháng tới, trong khi một dự án đường sắt cao tốc ở Indonesia sẽ được xây dựng vào 10.

Hồng Vân

Theo Nikkei Asian Review