Những người đàn ông Trung Quốc kéo một chiếc xe đẩy trong một khu phố cạnh nhà máy nhiệt điện than ở Sơn Tây, Trung Quốc, vào ngày 26 tháng 11 năm 2015. Ảnh: Associated Press
Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra hai cam kết rằng họ sẽ thực hiện các dự án mang tên “Vành đai và Con đường” một cách bền vững và tài trợ cho các dự án năng lượng hóa thạch ở Đông Nam Á ngay cả khi các nhà tài chính phương Tây, Nhật Bản và Hàn Quốc ngày càng tránh xa họ bởi những lo ngại mang tính bền vững.
Theo Martin David – Trưởng nhóm thực hiện các dự án Châu Á tại công ty luật quốc tế Baker McKenzie, Trung Quốc sẽ tiếp tục tài trợ cho các dự án năng lượng hóa thạch tại Đông Nam Á cho đến khi các quốc gia sở tại, chẳng hạn như Indonesia đưa ra các ưu đãi tài chính đủ tốt và mở rộng cơ sở hạ tầng phân phối và truyển tải điện năng để có thể thực hiện được hàng lọat các dự án năng lượng tái tạo.
Martin David còn chia sẻ thêm rằng: “Trong khi giới quan chức Trung Quốc báo hiệu sẽ có một động thái hướng tới những dự án bền vững hơn ở các quốc gia BRI (những quốc gia sẽ tham gia vào dự án “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc) nhưng thật sự tôi lại không thấy có sự thay đổi nào về mặt tài chính của Bắc Kinh đối với các dự án phát triển những cơ sở hạ tầng đó”
Dự án BRI do chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng vào năm 2013 nhằm thúc đẩy các mối qua hệ thương mại và đầu tư chặt chẽ với các quốc gia ở Châu Á, Châu Âu, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh
Ông Tập đã chia sẻ trên diễn đàn Vành đai và Con đường tại Bắc Kinh vào tháng 4 năm nay rằng các dự án cơ sở hạ tầng được xây dựng theo đại dự án BRI phải tràn đầy năng lượng và bền vững. Ngoài ta ông sẽ tập trung vào sự minh bạch và tuyệt đối không khoan nhượng đối với tham những để đảm bảo sự tăng trưởng đạt chất lượng cao.
Tín hiệu về việc điều chỉnh lại cách tiếp cận của Trung Quốc đối với các dự án BRI được đưa ra trong bối cảnh các nước trên thế giới đang ngày càng lo ngại về những vấn đề tiềm tàng ở Trung Quốc như tham nhũng, môi trường và cả sự chậm trễ hoặc hủy bỏ các dự án quan trọng.
Charles Yonts – người đứng đầu bộ phân nghiên cứu về quản trị và xã hội, năng lượng và môi trường tại CLSA nói rằng “Việc đẩy lùi dự án BRI của các nhóm lợi ích tại các quốc gia sở tại như Indonesia và Kenya có thể sẽ gây áp lực buộc các công ty Trung Quốc phải giảm bớt tham vọng xây dựng các nhà máy đốt than tại các quốc gia BRI.”
Ông Yonts còn trích dẫn một trường hợp điển hình nhất gần đây của các nhà bảo vệ môi trường và các nhà vận động đã yêu cầu cơ quan giám sát tham nhũng Indonesia xem xét vai trò của China Huadian Engineering trong một dự án năng lượng than đốt trị giá 900 triệu USD sau khi đối tác địa phương của họ bị ngồi tù vì có hành vi hối lộ để trúng thầu dự án.
Vào cuối tháng 6 vừa qua tại Kenya, các thẩm phán của Tòa án môi trường quốc gia đã tạm dừng kế hoạch xây dựng một nhà máy nhiệt điện than trị giá 2 tỷ USD của Trung Quốc ở gần thị trấn ven biển Lamu – Di sản thế giới Unesco vì các vấn đề liên quan đến môi trường.
Neil Johnson – giám đốc quản lý tại Macquarie Infrastructure and Real Assets đã nói tại Hội nghị thượng đỉnh Vành đai và Con đường Hồng Kông vào tuần trước rằng “ Có vô số các tổ chức tài chính quốc tế đã thực hiện các chính sách nhằm hạn chế tiếp xúc với các dự án năng lượng than bằng cách ngừng tại trợ vào chúng hoặc điều chỉnh những dự án đó thông qua các ủy ban đánh giá đặc biệt.”
Martin David – Trưởng nhóm thực hiện các dự án Châu Á tại công ty luật quốc tế Baker McKenzie nói “Khi hai trong số những đơn vị ủng hộ tích cực cho các dự án năng lượng tài trợ ở khu vực Đông Nam Á là các ngân hàng Nhật Bản và Hàn Quốc đã tránh xa việc tài trợ cho dự án than đốt, chúng tôi lại thấy họ được thay thế bởi các tổ chức tài chính Châu Á trong khu vực bao gồm các ngân hàng Malaysia và Trung Quốc.”
Viện phân tích Tài chính và Kinh tế Năng lượng có trụ sở tại Mỹ cho biết vào tháng 1 năm nay, Trung Quốc tài trợ cho hơn một phần tư các nhà máy năng lượng than với công suất 399 gigawat và chúng đang được phát triển bên ngoài lãnh thổ của Trung Quốc.
Wildu du Plessis – người đứng đầu hoạt động tài chính ngân hàng của Baker McKenzie tại Johannesburg cho biết : “Tại Nam Phi – đối tác thương mại lớn nhất Châu Phi của Trung Quốc và cũng là nới nhận sự tài trợ về cơ sở hạ tầng lớn nhất của Trung Quốc, các dự án năng lượng than tại đó đã bị đình trệ bởi những nhóm vận động về bảo vệ môi trường.”
Sự đình trệ của những dự án lớn, việc cắt giảm chi phí và lo ngại về tham nhũng cũng là những nguyên nhân gây cản trở đến các dự án này.
Thùy Dung
Theo SCMP