Fica
  1. Quốc tế

Trung Quốc bắt đầu bán công nghệ giám sát và nhận diện khuôn mặt hàng đầu thế giới

 Vũ Huy Hoàng
Vũ Huy Hoàng

Các công ty Trung Quốc đang hy vọng đưa hệ thống giám sát của họ ra toàn cầu, bất chấp lo ngại công nghệ này vi phạm nhân quyền.

Trung Quốc hiện đang xây dựng hệ thống giám sát lớn nhất thế giới nhằm mục đích xác nhận bất kỳ ai trong số 1,4 tỷ công dân của họ trong vòng ba giây

Tận dụng những kinh nghiệm trong việc phát triển hệ thống giám sát cho Bắc Kinh - nơi có kế hoạch sử dụng trung bình hai camera mỗi người dân - một số lượng lớn các công ty Trung Quốc đã xuất hiện ngày hôm qua tại hội chợ thương mại an ninh Milipol ở Paris, Pháp, để chia sẻ công nghệ của họ với thế giới.

Những gì họ đưa ra giống như một giải pháp cho an ninh nội địa với hầu hết 53 quốc gia có mặt tại hội nghị.

Trái ngược với vũ khí và đạn dược điển hình được trưng bày trên các khán đài, các công ty Trung Quốc cung cấp các thiết bị không gây chết người: mũ bảo hiểm, áo chống đạn và quần áo chiến thuật cho các lực lượng cảnh vệ. Thiết bị gây nhiễu. Và đặc biệt là camera, rất nhiều camera.

Trung Quốc được biết đến với sự giám sát nghiêm ngặt, công ty nghiên cứu thị trường IHS Markit ước tính họ đã triển khai 176 triệu camera để giám sát các không gian công cộng trên cả nước.

Con số đó dự kiến ​​sẽ mở rộng lên 2,76 tỷ - tương đương gần hai camera cho mỗi công dân - vào năm 2022.

Cùng với công nghệ nhận dạng khuôn mặt, Trung Quốc đã thể hiện rằng giám sát là một yếu tố quan trọng trong nỗ lực kiểm soát người dân Trung Quốc.

Những người đi làm đi qua máy dò kim loại và máy chụp x quang tại một trạm kiểm soát an ninh bên trong ga tàu điện ngầm ở Bắc Kinh. Thành phố sẽ sớm sử dụng camera nhận dạng khuôn mặt tại đây.

Đại diện của công ty vũ khí thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc, Norinco, người đã xuất hiện ở hội nghị Milipol với công nghệ nhận dạng khuôn mặt cho biết: “Ở Trung Quốc, nhận dạng khuôn mặt không phải là một công nghệ mới và chúng tôi nhận ra đây là một quốc gia an toàn vì ở hầu hết các không gian công cộng, chúng tôi luôn có hệ thống này để bảo đảm tình hình”.

Việc bán công nghệ ở châu Âu sẽ khó khăn hơn vì “họ lo ngại rằng nó ảnh hưởng đến quyền riêng tư”, ông nói thêm.

Nhưng ông nói rằng nó mang lại lợi ích trong các tình huống như ngăn chặn bạo lực vì cảnh sát có thể được cảnh báo khi những người được biết là có hành vi bạo lực đến gần.

Sự tham gia của Trung Quốc vào hội chợ công nghệ đã gây ra tranh cãi lớn.

Trước đó, nhà tổ chức đã cấm một công ty Trung Quốc tại hội chợ vào năm 2017 sau khi các nhà vận động nhân quyền từ Tổ chức Ân xá Quốc tế nói rằng việc công ty này trưng bày còng tay gây sốc điện và các thiết bị khác có thể bị coi là công cụ tra tấn ảnh hưởng tới nhân quyền.

Sylvain Shuang, người đại diện cho công ty Trung Quốc - Hytera Communications Corporation ở Pháp nói: “Mỗi sĩ quan cảnh sát có thể nắm được tình hình được hiển thị trên điện thoại thông minh của họ.”

Cùng với mạng lưới camera giám sát, cảnh sát tại các trung tâm chỉ huy có thêm thông tin để đưa ra quyết định, đặc biệt là với việc “chúng ta có thể tích hợp hệ thống nhận dạng khuôn mặt”, ông nói thêm.

Công ty hiện đã có 40% doanh số bán hàng bên ngoài Trung Quốc, một phần nhờ có các đối tác mua lại ở Anh, Canada và Tây Ban Nha.

Nhưng Hytera Communications Corporation đã bị cấm hợp tác ở Mỹ, cùng với công ty Hikvision của Trung Quốc, công ty giám sát video hàng đầu thế giới.

Hikvision, nơi đã cung cấp máy ảnh cho hệ thống giám sát video ở thành phố Nice của Pháp, không có mặt tại Milipol trong năm nay.

Thùy Dung

Theo Daily Mail

Tin liên quan