Một dây chuyền sản xuất tại Hà Nội. Lao động chi phí thấp tại Việt Nam làm cho quốc gia này hấp dẫn đối với các công ty Trung Quốc, nhưng giờ đây, Thái Lan muốn hành động.
Thái Lan đang mở rộng vòng tay cho các công ty Trung Quốc muốn chạy trốn khỏi cuộc chiến thương mại của Donald Trump, hy vọng rằng các ưu đãi thuế và khu vực đầu tư đặc biệt của mình có thể mang lại lợi thế canh tranh so với cho nước láng giềng có chi phí thấp: Việt Nam.
Bangkok hy vọng động thái này sẽ bù đắp sự suy giảm trong xuất khẩu và du lịch, nhưng các nhà phân tích cảnh báo rằng việc điều chỉnh thuế suất có thể không đủ để thu hút các đối tác toàn cầu như Liên minh châu Âu.
Các biện pháp này được gộp lại trong một gói kích thích được gọi là Thái Lan Plus, được chính phủ Thái Lan phê duyệt vào tuần trước. Gói này bao gồm những thay đổi về luật nhằm vào việc nới lỏng đầu tư của các công ty đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc.
Nội Các kinh tế của Thái Lan và Hội đồng đầu tư hy vọng sẽ thu hút được ít nhất 100 công ty đầu tư vào nước này, với các công ty Trung Quốc là mục tiêu chính của họ.
Gói kích thích mới bao gồm các biện pháp toàn diện sẽ nâng cao sức hấp dẫn của Thái Lan như là một địa điểm đầu tư, bao gồm khuyến khích tăng tốc đầu tư, các biện pháp tài chính hỗ trợ phát triển nhân lực (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học), bãi bỏ quy định rườm rà và cải thiện các dịch vụ trước và sau đầu tư.
Ông Kobsak Pootrakool, phó tổng thư ký của thủ tướng Thái Lan, trong một tuyên bố chính thức từ hội đồng quản trị đã khẳng đinh: “Chúng tôi tự tin rằng những ưu đãi này sẽ giúp chúng tôi cạnh tranh hơn Việt Nam”
Hai nước không phải là những quốc gia duy nhất trong khu vực đang cạnh tranh để thu hút đầu tư từ nước ngoài trong bối cảnh suy thoái toàn cầu. Vào đầu tháng này, Indonesia đã công bố kế hoạch cắt giảm thuế doanh nghiệp từ 25% xuống còn 20% bắt đầu từ năm 2021 và với tỷ lệ giới hạn 17% đối với các công ty niêm yết cổ phiếu. Nước này cũng tuyên bố sẽ thực hiện một đợt đại tu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập và thuế chung nhằm khuyến khích đầu tư.
Kobsak cho biết ưu đãi thuế của Thái Lan hiện tại không kém gì Việt Nam, và ông khẳng định rằng nước này vẫn đang bắt kịp cuộc chơi khi có các hiệp định thương mại tự do.
Mức thuế thu nhập doanh nghiệp hiện tại của Thái Lan là 20% - giống như ở Việt Nam - và họ đã cung cấp cho các công ty thuộc “Hành lang kinh tế phía Đông” - một đặc khu kinh tế của Thái Lan, các ưu đãi hấp dẫn như miễn thuế trong 13 năm đầu tiên và giảm 50% cho năm năm tiếp theo.
Đồng thời, theo gói kích thích mới, các dự án đầu tư trị giá ít nhất 1 tỷ baht (32,6 triệu USD) sẽ được cho thêm 5 năm giảm 50% thuế. Thỏa thuận này tùy thuộc vào điều kiện các công ty thực hiện đầu tư vào tháng 12 năm 2021.
Các công ty khoa học và công nghệ cũng có thể được khấu trừ thuế vào chi phí đào tạo, tuyển dụng và các công ty đầu tư vào tự động hóa sẽ được cấp một loạt các khoản khấu trừ bổ sung.
Các biện pháp này nhằm cạnh tranh với các ưu đãi ở Việt Nam, nơi các công ty đầu tư được giảm nhiều loại thuế, bao gồm miễn giảm thuế tới bốn năm, giảm 50% trong chín năm và tỷ lệ thuế 10% đặc biệt trong 15 năm. Thậm chí còn có thêm các đặc quyền hào phóng hơn được cung cấp cho các công ty nước ngoài mà Hà Nội đang mong muốn thu hút nhất.
Kobsak cho biết chính sách này là phù hợp với “Chính sách miền Nam mới” của Hàn Quốc, “Sáng kiến Vành đai và Con đường” của Trung Quốc, chiến lược “Ấn Độ-Thái Bình Dương của Nhật Bản” với Mỹ, và “Chính sách Hướng Đông” của Ấn Độ
“Thái Lan cũng có lợi thế là một trung tâm kết nối các quốc gia Đông Nam Á”, ông nói.
Nền kinh tế Thái Lan đã bị ảnh hưởng bởi sự tăng trưởng chậm lại trong lĩnh vực du lịch. Ảnh: AFP
Đủ hay không?
Tuy nhiên, một số nhà phân tích đặt câu hỏi liệu Thái Lan Plus có đủ sức hấp dẫn để soán ngôi dẫn đầu của Việt Nam, vốn đã cám dỗ nhiều công ty nước ngoài tìm đến do áp lực thuế quan của Mỹ và nhờ vào sự kết hợp giữa chi phí lao động thấp cùng nguồn nhân lực dồi dào.
Nonarit Bisonyabut, một thành viên cao cấp tại Viện nghiên cứu phát triển Thái Lan, cho biết Thái Lan Plus sẽ có lợi cho các công ty công nghệ cao trong các lĩnh vực như hàng không, kho bãi và hậu cần, nhưng nó có thể không đủ để lôi kéo các công ty quốc tế đang tìm kiếm cơ hội đắt các cơ sở sản xuất ở Đông Nam Á.
Chi phí lao động của Việt Nam tương đối rẻ hơn và có nguồn cung lao động lớn hơn so với Thái Lan. Nhưng lợi thế của Thái Lan nằm ở vị trí chiến lược ở trung tâm của các nước CLMV [Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam].
Có nhiều nhà kinh tế lạc quan về kế hoạch. Jareeporn Jarukornsakul, giám đốc điều hành tập đoàn WHA, quản lý 10 khu công nghiệp ở Thái Lan, cho biết Thái Lan Plus cung cấp một cơ hội kịp thời để [các công ty] được hưởng lợi từ sự sụp đổ của chiến tranh thương mại.
Bà nói, “Trong khi nền kinh tế Thái Lan đã chậm lại do cuộc bầu cử quốc gia vào đầu năm nay, chính sách này hiện sẽ kích thích nền kinh tế và thể hiện hướng đi của chính phủ”
“Trong hai năm qua, các nhà đầu tư từ Trung Quốc đại lục và Đài Loan đã bày tỏ sự quan tâm cao đến việc đầu tư vào Thái Lan khi họ muốn mở rộng và phải đối mặt với chi phí gia tăng [tại quê nhà]”, bà Jareeporn nói.
Cuộc chiến thương mại là một chất xúc tác cho các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư Trung muốn tìm một địa điểm mới.
Bà cho biết các công ty Trung Quốc trong lĩnh vực điện tử, ô tô và sản phẩm tiêu dùng đều bày tỏ sự quan tâm đến việc chuyển cơ sở sản xuất sang Thái Lan, nói thêm rằng cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực của đất nước này đều tốt hơn Việt Nam.
Một số nhà phân tích hy vọng Thái Lan Plus có thể thúc đẩy tăng trưởng GDP hàng năm vượt quá 3%, trong hai quý vừa qua, GDP của Thái Lan đã chậm lại ở mức 2,8% và 2,3%, tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong 5 năm.
Thùy Dung
Theo Scmp