Fica
  1. Quốc tế

Sau Trung Quốc, Châu Âu là mục tiêu tiếp theo của Donald Trump

Tổng thống Donald Trump đã thu hút rất nhiều sự chú ý trong tuần qua về các vấn đề từ việc muốn mua Greenland – hòn đảo lớn nhất thế giới, đến những quan điểm cứng rắn về thương mại với Châu Âu.

 

Donald Trump phát biểu trước công chúng ở Manchester, New Hampshire, Hoa Kỳ, ngày 15 tháng 8. Nhiếp ảnh gia: Elizabeth Frantz / Bloomberg

Trong khi phần lớn sự chú ý của mọi người đều tập trung vào kế hoạch áp thuế 10% đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 9 đến ngày 15 tháng 12, và về sự sụt giảm của thị trường chứng khoán Mỹ sau đó, các ý kiến của ​​ông vừa đưa ra trước công chúng ở New England,Hoa Kỳ báo hiệu sự không ủng hộ của ông với thương mại của Châu Âu.

“Liên minh châu Âu tệ hơn cả Trung Quốc, nhưng họ nhỏ hơn. Họ đối xử với chúng tôi khủng khiếp với rào cản và thuế quan” ông đã nói với đám đông hôm thứ Năm tại Manchester, New Hampshire. “Họ đối xử với chúng tôi thực sự tệ”. Ông nhấn mạnh

Những con số của Eurostat vào thứ Sáu đã củng cố cho quan điểm của Trump, người coi rằng nền kinh tế có xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu là chiến thắng. Thặng dư thương mại của EU với Hoa Kỳ đứng ở mức gần 75 tỷ euro (83 tỷ USD) trong nửa đầu năm 2019, tăng hơn 11% so với một năm trước đó. Trong đó, thặng dư của Đức là lớn nhất trong khối.

Căng thẳng thuế quan giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc được cho là nguyên nhân gây nên những bất ổn gần đây trên thị trường tài chính vì nó liên quan đến hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Thật khó có thể tưởng tượng đươc rằng thị trường tài chính sẽ sụp đổ như thế nào nếu châu Âu là mục tiêu tiếp theo bị nhấn chìm trong các cuộc chiến thương mại của Tổng thống Trump.

Việc ông Trump dùng những lời lẽ đanh thép của mình đối với đồng minh lớn nhất của Mỹ ở châu Âu sẽ gây nên hậu quả khó lường. Trong số đó:

Thủ tướng Anh, ông Boris Johnson, cho biết ông cam kết sẽ đưa Anh rời khỏi EU vào ngày 31 tháng 10, mà không có thỏa thuận nếu cần thiết – nhiều nhà kinh tế cho rằng điều này sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế Châu Âu và toàn cầu trong bối cảnh thương mại xuyên biên giới.

Tổng thống Donald Trump cũng đang ở giữa một tình thế khó xử trong việc quyết định có nên áp dụng thuế quan đối với nhập khẩu ô tô từ Châu Âu hay không, điều đó có nghĩa là quyết định đó có thể đến vào giữa tháng 11. Làm như vậy gần như chắc chắn sẽ châm ngòi cho sự trả đũa từ Bỉ đối với Mỹ và có khả năng đẩy nền kinh tế của Đức – vốn đang đình trệ tiến gần tới suy thoái kinh tế.

Tất cả điều này sẽ tạo nên một cuộc tụ họp thú vị tại hội nghị thượng đỉnh G7 vào cuối tuần tới tại thị trấn ven biển Biarritz, Pháp. Hội nghị thượng đỉnh G-7 ở Canada năm ngoái đã kết thúc giữa lúc có các cuộc đấu tranh thương mại, với việc cố vấn thương mại của Nhà Trắng, Peter Navarro đã có một kết luận gây dậy sóng rằng. có một “vị trí đặc biệt ở địa ngục” dành cho Thủ tướng Canada, Justin Trudeau. Sau đó Navarro đã xin lỗi.

Tuy nhiên, trước khi tập hợp ở Biarritz, văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ đã tổ chức một phiên điều trần vào thứ Hai về việc đánh thuế kỹ thuật số gây tranh cãi của Pháp, nhằm vào 3% doanh thu của các tập đoàn công nghệ lớn từ hoạt động kỹ thuật số. Thuế này, áp dụng hồi tố vào ngày 1 tháng 1, nhắm vào các tập đoàn lớn của Mỹ như Facebook, Amazon và Alphabet – chủ sở hữu của Google, ngoài ra còn có khả năng đánh vào khoảng 30 công ty khác nói chung.

Tổng thống Trump, trong khi thường xuyên bất hòa với những gã khổng lồ công nghệ này, đã không tán thành với động thái này của Pháp. “Nếu có ai đánh thuế họ thì đó phải là quê nhà của họ”, ông đã thông báo vào tháng Bảy.

 

Thùy Dung

Theo Bloomberg