Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và sự suy giảm lưu lượng xuất nhập khẩu toàn cầu đang gây thiệt hại cho tăng trưởng của các nền kinh tế ở châu Á, khiến Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) phải cắt giảm dự báo cho khu vực này. Ngân hàng có trụ sở tại Manila này hiện dự báo rằng khu vực các quốc gia châu Á đang phát triển (một nhóm gồm 45 nền kinh tế bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ, không bao gồm Nhật Bản) sẽ tăng trưởng 5,5% vào năm 2020.
ADB cho biết căng thẳng thương mại kéo dài vẫn là rủi ro chính đối với triển vọng tăng trưởng của khu vực, nhưng một số quốc gia dự kiến sẽ vượt trội so với các nước láng giềng khác vào năm tới. Đây là những nền kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh nhất vào năm 2020:
1.Bangladesh
Bangladesh được dự báo sẽ tăng 8% GDP năm 2020 nhờ vào đầu tư nước ngoài gia tăng, chủ yếu trong lình vực hàng dệt may, hàng may mặc và giày dép giá rẻ. Đất nước này đã tăng ít nhất 6% GDP mỗi năm kể từ năm 2011.
Mức lương trung bình chỉ 101 USD mỗi tháng là yếu tố chính giúp Bangladesh mang những khoản đầu tư này. “Nhu cầu trong nước và mức sống cao hơn cũng giúp quốc gia Nam Á này tăng trưởng”, Rajiv Biswas, nhà kinh tế trưởng châu Á Thái Bình Dương của công ty nghiên cứu thị trường IHS Markit cho biết. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của quốc gia này đã tăng 19,5% trong nửa đầu năm 2019 lên 1,7 tỷ USD, theo báo cáo phương tiện truyền thông địa phương.
2. Ấn Độ
Ấn Độ được dự báo sẽ tăng 7,2% GDP khi nước này tìm cách trở thành một cường quốc mới trong sản xuất hàng hóa, bao gồm cả thiết bị điện tử, theo chính sách của chính phủ. Tốc độ tăng trưởng GDP 7,2% vẫn thấp hơn so với 8,17% trong năm 2016 và lơ lửng gần mức của hai vừa năm qua, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới. Sự sụt giảm sản lượng của tám ngành công nghiệp cốt lõi, cùng với thiếu tín dụng trong một số ngành khác sẽ khiến nền kinh tế Ấn Độ khó có thể tăng trưởng nhanh hơn nữa vào năm 2020. Tuy nhiên, ngân hàng Trung Ương Ấn Độ đã đưa ra các biện pháp kích thích tiền tệ và giảm thuế trong năm nay để giữ vững tăng trưởng.
3.Tajikistan
Tajikistan được dự báo sẽ tăng trưởng 7% khi nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ này có được khoản thu gia tăng từ các mỏ vàng và bạc, chế biến kim loại và tiền thu được từ khoảng một triệu công dân sống ở nước ngoài. GDP của Tajikistan đã tăng 6,9% trong năm 2016, 7,1% vào năm tiếp theo và 7,3% vào năm ngoái. “Ngành công nghiệp và dịch vụ sẽ dẫn đầu tăng trưởng do nhu cầu nội địa tăng”, Ngân hàng Thế giới cho biết.
4. Myanmar
Nền kinh tế Myanmar được dự đoán sẽ tăng trưởng 6,8% trong năm 2020. Đất nước có GDP chỉ 67 tỷ USD này đang bắt đầu từ mức thấp. ‘Lĩnh vực sản xuất phục vụ xuất khẩu của Myanmar đã tăng trưởng nhanh chóng trong năm năm qua, điều này giúp hỗ trợ việc tăng trưởng kinh tế”, theo Biswas, nhà kinh tế trưởng tại IHS Markit.
Quốc gia Đông Nam Á này đang chuyển sang một chính phủ do dân sự lãnh đạo và áp dụng các cải cách kinh tế nhằm thu hút đầu tư nhiều hơn. Chi phí cơ sở hạ tầng và chi tiêu tiêu dùng đang tăng dần, theo sau các khoản đầu tư cho các nhà máy công nghiệp để tăng GDP. Nền kinh tế nước này đã mở rộng tương ứng ở mức hơn 6,5% hàng năm trong ba năm qua.
5. Campuchia
GDP của Campuchia dự kiến sẽ tăng 6,8%. Đầu tư của Trung Quốc vào Campuchia khiến GDP của quốc gia Đông Nam Á 16,5 triệu dân này tăng trưởng nhanh chóng, ngoài việc cũng cõng trên lưng một chiếc xe bán tải trong ngành sản xuất hàng may mặc như ở Myanmar và Bangladesh. Các nhà đầu tư Trung Quốc đang bổ sung bất động sản, khu nghỉ dưỡng ven biển và cơ sở hạ tầng như đường xá và cuối cùng là hai sân bay tại đây. Trung Quốc đã đầu tư khoảng 2 tỷ USD vào cơ sở hạ tầng của Campuchia vào năm 2018.
6. Việt Nam
Việt Nam được dư đoán sẽ tăng trưởng 6,7% GDP trong năm tới. Quốc gia Đông Nam Á này đã tăng trưởng hơn 6% mỗi năm kể từ năm 2012, cũng giống như Bangladesh, nơi đây thu hút rất nhiều đầu tư nước ngoài, nhưng đang chuyển sang các mặt hàng sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn như điện tử. Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tạo sức mạnh cho nền kinh tế Việt Bam, với mức tăng 69,1% trong đầu tư trực tiếp trong năm tháng đầu 2019, lên tới 16,74 tỷ USD.
Các nền kinh tế châu Á đang phát triển khác mà ADB dự báo sẽ tăng trưởng hơn 6% bao gồm Nepal và Maldives ở mức 6,3%, Lào và Philippines đều ở mức 6,2% và Mông Cổ ở mức 6,1%.
Thùy Dung
Theo Forbes