Fica
  1. Quốc tế

Nhật Bản tung gói kích thích kinh tế lớn nhất thế giới trị giá 1 nghìn tỷ USD

 Vũ Huy Hoàng
Vũ Huy Hoàng

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tăng gấp đôi các biện pháp kích thích kinh tế khi ông tìm cách thực hiện lời hứa táo bạo của mình để giữ cho các doanh nghiệp và hộ gia đình ổn định bằng gói hỗ trợ kinh tế lớn nhất thế giới.

 

Shinzo Abe, Japan's prime minister, speaks during a news conference in Tokyo, Japan, on Monday, May 25, 2020. The Japanese government is set to end its nationwide state of emergency by lifting the order for Tokyo, its surrounding areas and Hokkaido on Monday, allowing more parts of the economy to re-open as new coronavirus cases tail off. (Kim Kyung-Hoon /Reuters/Bloomberg via Getty Images)

Shinzo Abe, thủ tướng Nhật Bản, phát biểu trong một cuộc họp báo ở Tokyo vào ngày 25 tháng 5.

Vào hôm thứ 4, nội các của Thủ tướng Shinzo Abe đã phê duyệt một bộ biện pháp kích thích trị giá 117 nghìn tỷ yên (1,1 nghìn tỷ USD) bao gồm trợ giúp tài chính cho các công ty đang gặp khó khăn, trợ cấp để giúp các công ty trả tiền thuê địa điểm và vài nghìn tỷ yên cho hỗ trợ chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ cho các nền kinh tế địa phương. Khoản chi tiêu này sẽ được tài trợ bởi ngân sách bổ sung lần thứ hai - phá vỡ kỷ lục về ngân sách bổ sung thêm được thiết lập vào tháng trước.

Gói viện trợ mới nhất đã được hoàn tất sau khi dữ liệu tuần trước xác nhận Nhật Bản đã chìm sâu vào suy thoái và các cuộc thăm dò cho thấy sự ủng hộ đối với nội các của Thủ tướng Abe giảm xuống mức thấp hơn trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến Covid-19. Rõ ràng thủ tướng cần phải hành động nhiều hơn nữa, ông Abe tuyên bố vào hôm vừa rồi rằng sẽ đưa số tiền chi tiêu cho các biện pháp cứu trợ tăng lên khoảng 40% tổng sản phẩm quốc nội.

Taro Aso, người phát ngôn của Thủ tướng Abe đã phát biểu sau khi phê duyệt ngân sách bổ sung mới nhất : “Chúng ta đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng vượt ra ngoài quy mô của một cú sốc. Và chúng tôi quyết tâm sẽ bảo vệ nền kinh tế Nhật Bản.”

Thủ tướng Abe tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp ở Nhật Bản và tìm cách thúc đẩy nền kinh tế

Trong khi chính phủ chấm dứt tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc trong tuần này và các trường hợp vi rút mới đã bắt đầu giảm đi thì triển vọng nền kinh tế Nhật Bản vẫn còn ảm đạm. Các nhà phân tích kinh tế đã thấy GDP của Nhật Bản bị thu hẹp hơn 20% trong quý này và cho rằng sự phục hồi có thể chậm lại khi xuất khẩu, du lịch và đầu tư kinh doanh phải vất vả để phục hồi trở lại.

Ngân sách bổ sung lần thứ hai ở mức kỷ lục là 31,9 nghìn tỷ yên để giúp tài trợ cho các biện pháp cứu trợ đã được đưa ra vào tháng trước.

Gói cứu trợ kinh tế cũng này hỗ trợ thêm 39 nghìn tỷ yên trong năm tài chính hiện tại cho các tổ chức tín dụng để tăng vốn cho vay và đầu tư cho các cá nhân, doanh nghiệp.

Trong một tuyên bố chung hiếm hoi vào tuần trước, chính phủ và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã cam kết hợp tác chặt chẽ để có quỹ hỗ trợ cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn và bảo vệ nền kinh tế khỏi sự sụp đổ của Covid-19.

Bộ tài chính cho biết: Nhật Bản sẽ tăng khoản phát hành nợ 59,5 nghìn tỷ yên để tài trợ thêm ngân sách lần thứ hai và các khoản vay và đầu tư khác vào gói kích thích mới. Điều đó sẽ đưa tổng số trái phiếu phát hành trong năm tài chính này lên khoảng 212 nghìn tỷ yên, một mức tăng mạnh từ mức 128,8 nghìn tỷ yên dự kiến ​​vào tháng 12.

Chi tiêu mới sẽ đẩy tỷ lệ phụ thuộc nợ của Nhật Bản lên tới mức kỷ lục 56,3%. Nhật Bản hiện đã có lượng nợ công lớn nhất trên thế giới.

Tuy nhiên, Thống đốc tài chính Nhật Bản Aso cho biết bây giờ rõ ràng không phải là lúc để băn khoăn về các biện pháp cải cách tài khóa. Theo ông, một nền kinh tế phát triển luôn là điều ưu tiên hàng đầu.

Thùy Dung

Theo Bloomberg