Những số liệu thương mại được công bố vào ngày hôm qua đều thấp hơn mức dự báo nhấn mạnh thách thức đối với Nhật Bản trong việc đạt được mức tăng trưởng như dự kiến đồng thời duy trì mức lạm phát ổn định trên 2%.
Tháng 1/2023, xuất khẩu của Nhật Bản đã chịu áp lực lớn do kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán tại Trung Quốc. Thêm vào đó lãi suất tăng mạnh ở các nền kinh tế phát triển cũng làm giảm mạnh nhu cầu tiêu dùng đối với các sản phẩm của Nhật Bản.
"Mỹ và châu Âu vẫn chưa rơi vào suy thoái hoàn toàn, nhưng tôi nghĩ rằng nền kinh tế thế giới có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn một chút, vì vậy Nhật Bản có thể sẽ còn khó khăn hơn về mặt xuất khẩu." - Taro Saito, chuyên gia Viện Nghiên cứu NLI nhận định.
Theo số liệu của Bộ Tài chính, giá trị xuất khẩu hàng hóa của Nhật Bản trong tháng 1/2023 cao hơn 3,5% so với cùng kỳ năm 2022, tuy giảm mạnh so với mức tăng 11,5% của tháng trước nhưng vẫn cao hơn mức dự báo là 0,8%. Nhập khẩu hàng hóa cũng tăng 17,8%, thấp hơn so với mức tăng 20,7% của tháng trước và dự báo trung bình là 18,4%.
Nhật Bản ghi nhận mức thâm hụt thương mại hàng hóa kỷ lục trong tháng 1 |
Như vậy trong tháng 1, Nhật Bản ghi nhận mức thâm hụt thương mại 3,49 nghìn tỷ Yên (26,07 tỷ USD) - đây là mức thâm hụt lớn nhất kể từ năm 1979. Khối lượng lớn than, khí đốt tự nhiên hóa lỏng và dầu thô đã làm tăng tổng lượng nhập khẩu của nước này.
Kenta Maruyama, chuyên gia tại Mitsubishi UFJ cho rằng: “Với mức lạm phát hàng hóa đạt đỉnh và đồng yên khó có thể suy yếu hơn nữa, giá nhập khẩu có thể sẽ giảm dần, nhưng xuất khẩu vẫn đang có xu hướng giảm, do đó thâm hụt thương mại sẽ kéo dài”.
Trong khu vực, sản lượng xuất khẩu hàng hóa trong tháng 1 sang Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản, đã giảm 17,1% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do các sản lượng ô tô, phụ tùng ô tô và thiết bị sản xuất chip giảm. Tuy nhiên lượng xuất khẩu sang cao hơn 10,2%, với một lượng lớn ô tô, thiết bị khai thác mỏ và máy móc chế biến kim loại. Với lượng lớn các thiết bị khai thác cơ bản này được cho là một chỉ báo về vốn trong thời gian tới với mức tăng dự kiến là 3%
Những con số này cũng cho thấy nền kinh tế Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, chỉ tăng trưởng với tốc độ 0,6 trong quý IV khi việc đầu tư kinh doanh của nước này sụt giảm nghiêm trọng.
Phương Liên