Fica
  1. Quốc tế

Nguy cơ kinh tế Trung Quốc “trượt dốc” lần thứ hai đang ở ngay trước mắt

Bài lấy lại
Bài lấy lại

Những chuyến tàu chở hàng bị hủy bỏ, xuất khẩu kim loại lao dốc, giảm giá cước vận tải ... đều đang “vẽ” nên một bức tranh đáng lo ngại cho tương lai của nền kinh tế Trung Quốc.

Nguy cơ kinh tế Trung Quốc “trượt dốc” lần thứ hai đang ở ngay trước mắt - 1

Chỉ vài ngày sau khi có những tín hiệu đáng mừng về việc xuất khẩu tăng mạnh trong tháng 4, thì giờ sẽ là những khó khăn đang chồng chéo lên nhau ở phía trước đối với các nhà máy và doanh nghiệp Trung Quốc.

Những đơn đặt hàng từ Hàn Quốc bị hủy bỏ, giá hàng hóa giảm trong khi chi phí vận chuyển biến động mạnh, không có việc làm... là những dấu hiệu đáng ngại cho "ông trùm" công nghiệp Trung Quốc, khi nước này đang phải vật lộn để hồi sinh sau cú sốc kinh tế đầu tiên do đại dịch Covid-19 gây ra.

Tuy nhiên, đối với Trung Quốc, làn sóng sụt giảm kinh tế thứ hai vẫn còn ở phía trước.

Cụ thể, vào hôm 11/5, Hàn Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn đầu tiên trên thế giới công bố dữ liệu thương mại cho tháng 5, với xuất khẩu trong 10 ngày đầu tiên giảm 46,3%, trong khi nhập khẩu giảm 37,2%.

Nguy cơ kinh tế Trung Quốc “trượt dốc” lần thứ hai đang ở ngay trước mắt - 2

Xuất khẩu Hàn Quốc giảm mạnh do cú sốc từ dịch Covid-19. Ảnh: Getty Image

Số liệu đưa ra này được ví như “cú trượt thử nghiệm” đối với nền thương mại toàn cầu, vì các sản phẩm chính của Hàn Quốc như điện thoại thông minh, xe hơi, tàu, thép và chất bán dẫn... là một phần xương sống của nền kinh tế thế giới.

Áp lực đối với nền kinh tế châu Á tăng vọt lên “nhờ” giảm 41% xuất khẩu sang Mỹ và giảm 36% trong các chuyến hàng sang các nước thuộc Liên minh châu Âu.

Xuất khẩu của Hàn Quốc sang Trung Quốc đã giảm với tỷ lệ ít hơn nhiều - 8,8%, nhưng các chuyến hàng đến phương Tây bị hủy bỏ là một trong những dấu hiệu chính thức đầu tiên của làn sóng giảm nhu cầu cung ứng đối với các nhà xuất khẩu lớn ở châu Á.

Alex Holmes, chuyên gia kinh tế châu Á tại Capital Economics cho biết: “Với nhu cầu thị trường thế giới như hiện nay thì khó có thể phục hồi nhanh chóng”.

Cục Thống kê Lao động Mỹ mới đây cũng đã công bố mất đi 20,5 triệu việc làm trong tháng 4. Đây là mức sụt giảm đột ngột và cũng là lớn nhất kể từ khi số liệu này được theo dõi vào năm 1939.

Đây cũng là một dấu hiệu khác cho thấy sự sụt giảm về nhu cầu sẽ tiếp tục và những kịch bản tồi tệ nhất đối với các nhà xuất khẩu Trung Quốc vẫn còn chưa xảy ra.

Các nhà máy sản xuất cũng như các doanh nghiệp Trung Quốc đã phải cắt giảm sản lượng khi lượng đơn hàng xuất khẩu giảm mạnh.

Một phép đo hàng ngày về chi phí vận chuyển nguyên liệu thô - chỉ số Baltic Dry đã giảm mạnh trong những tuần gần đây khi nền kinh tế toàn cầu chao đảo.

Nhà sản xuất đồng lớn nhất thế giới - Chile đã chứng kiến sự sụt giảm 7,8% khi khách hàng lớn nhất của họ - Trung Quốc đang liên tục hủy các đơn đặt hàng. Đồng được sử dụng trong hầu hết các các lĩnh vực công nghiệp, từ sản xuất ô tô, thiết bị truyền tải điện cho đến điện thoại thông minh. Do đó, xuất khẩu Chile cũng đang bước vào một bước ngoặt khác khi đại dịch toàn cầu diễn ra.

Giao thông vận tải là một “ngón tay” khác trong nhịp đập của thương mại toàn cầu. Stefan Holmqvist - Giám đốc điều hành của Norman Global Logistics tại Hồng Kông, đang chứng kiến những chiếc tàu chở hàng trống tăng lên mức 38% giữa Trung Quốc và châu Âu và khoảng 30% từ Trung Quốc đến Mỹ.

“Đây là một tình huống cực kỳ khó khăn, bạn thường có thể thấy hai đến ba tuần với những chuyến đi trống hoặc bị hủy trong dịp Tết Nguyên đán, nhưng điều này đã diễn ra liên tục trong khoảng hai tháng nay. Nếu các hãng vận tải nghĩ rằng thị trường sẽ sớm quay trở lại thì họ sẽ không hủy quá nhiều chuyến đi như vậy đâu.”

Khác với tình hình trên biển, ngành hàng không vẫn cho thấy sự “tăng trưởng” khá hơn. Giá cước vận tải hàng không từ Trung Quốc đến Liên minh châu Âu và Mỹ tăng vọt trở lại vào tuần trước, với những khoang máy bay chật kín các thùng hàng vật tư y tế.

Theo công ty tư vấn McKinsey của Mỹ, ngành xuất khẩu chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong nền kinh tế Trung Quốc so với trước đây, giảm xuống khoảng 17,4% tổng sản phẩm quốc nội năm 2019 và so với 33% năm 2002. Do đó, các nhà hoạch định chính sách dự kiến ​​sẽ tìm đến thị trường nội địa để củng cố nền kinh tế đang bùng nổ.

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu được Bộ Thương mại Trung Quốc công bố, năm ngoái nền kinh tế có định hướng xuất khẩu này đã cung cấp 112 triệu việc làm cho người lao động.

Những cú sốc thương mại có thể gây trở ngại cho những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng thất nghiệp tồi tệ nhất Trung Quốc trong nhiều thập kỷ.

Hương Vũ

Theo SCMP

Tin liên quan