Trong một bài viết vừa công bố, hai chuyên gia của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) là Matthias Helble, Won Hee Cho đánh giá, các quốc gia trên thế giới đang có những nỗ lực to lớn để tiến hành tiêm chủng chống lại Covid-19 và hi vọng điều này sẽ cho phép vãn hồi tất cả các hoạt động kinh tế và phục hồi hoàn toàn.
Tuy nhiên, khi nói đến du lịch quốc tế, triển vọng phục hồi nhanh chóng vẫn không chắc chắn. Vẫn còn thiếu những thỏa thuận ở cấp độ khu vực và quốc tế về hộ chiếu vắc xin. Bong bóng du lịch hiện tại giữa những nơi có rủi ro Covid-19 thấp là rất hiếm và dễ vỡ.
Chuyên gia ADB cho rằng, trong tương lai, các quốc gia cần khẩn trương liên kết với nhau để thiết lập các qui trình hài hòa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại quốc tế. Lữ hành quốc tế không chỉ quan trọng đối với ngành du lịch mà còn đối với cả hoạt động kinh doanh và hợp tác quốc tế nói chung.
Matthias Helble là Chuyên gia kinh tế cao cấp, Vụ Nghiên cứu Kinh tế và Hợp tác Khu vực, Ngân hàng Phát triển Châu Á còn Won Hee Cho là Cộng tác viên nghiên cứu kinh tế cao cấp, Nghiên cứu Kinh tế và Hợp tác Khu vực, Ngân hàng Phát triển Châu Á |
Sự ra đời của vắc xin Covid-19 vào tháng 12/2020 đã làm dấy lên hy vọng rằng việc cấp hộ chiếu vắc xin có thể giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi của ngành du lịch và lữ hành. Miễn là vắc xin sẽ tạo đủ khả năng miễn dịch và tránh lây truyền, người ta kỳ vọng nó sẽ cho phép khách du lịch di chuyển qua biên gới mà không phải thực hiện các yêu cầu kiểm dịch và thử nghiệm kéo dài.
Để đánh giá tác động có thể có của việc tiêm chủng đối với du lịc quốc tế ở Châu Á, ADB đã tiến hành một bài tập mô phỏng. Với giả định là việc cấp hộ chiếu vắc xin sẽ được thực hiện và cho phép những người đã được tiêm vắc xin có thể đi du lịch ở phạm vi tương tự như trước khi có đại dịch, ngành du lịch dự kiến sẽ phục hồi sớm nhất vào năm 2023. Hơn nữa, nghiên cứu của ADB cũng cho thấy rằng việc chậm triển khai tiêm chủng trong sáu tháng sẽ làm trì hoãn sự phục hồi của ngành du lịch trong cả năm.
Sự phục hồi cũng đã được dự kiến là sẽ diễn ra không đồng đều, cả về lượng khách du lịch đi và đến. Những người từ các nền kinh tế triển khai tiêm vắc xin nhanh chóng và thành công có thể là những người đầu tiên lũ lượt đi du lịch trở lại. Tương tự như vậy, các quốc gia đạt được tiêm chủng rộng rãi nhanh hơn sẽ có nhiều khả năng là những nước đầu tiên mở cửa biên giới cho du lịch quốc tế.
Điều này dựa trên một số giả định, quan trọng nhất là sẽ có ngay hộ chiếu vắc xin và lập tức cho phép đi du lịch quốc tế. Tuy nhiên, các nỗ lực liên chính phủ để đưa ra hộ chiếu vắc xin vẫn chưa dẫn tới việc giới thiệu Châu Á, ngoại trừ một số trường hợp mới.
Ví dụ, hộ chiếu sức khỏe miễn dịch của Malaysia được Singapore công nhận. Ở cấp khu vực, các nhà lãnh đạo của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã thảo luận về khả năng có chứng nhận vắc -xin kỹ thuật số chung vào đầu tháng 3 năm 2021.
Với triển vọng này, cần có những nỗ lực bổ sung đáng kể về hợp tác song phương và khu vực để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại xuyên biên giới như:
Đồng thuận về qui trình hài hòa đối với hộ chiếu vắc xin trong khu vực. Mặc dù những tiến bộ tiêm chủng trong khu vực là không đồng đều, nhưng Châu Á cần khẩn trương hợp tác để xây dựng một quy trình vắc xin chung cho việc đi lại xuyên biên giới. Một thẻ thông hành chung phải dễ sử dụng, chống gian lận và có sẵn dưới dạng kỹ thuật số.
Các nỗ lực hội nhập khu vực hiện tại, chẳng hạn như các thỏa thuận thương mại và hợp đồng kỹ thuật, có thể cung cấp một nền tảng để các quốc gia đàm phán. Ngoài việc giúp cho việc đi lại được dễ dàng hơn nhiều, việc cung cấp hộ chiếu vắc xin chung còn khiến cho mọi người có them động lực để tiêm chủng.
Tiếp tục cho phép nhập cảnh đối với khách du lịch không có hộ chiếu vắc xin. Vì các chương trình tiêm chủng dự kiến sẽ mất nhiều năm để hoàn thành, việc nhập cảnh vào một quốc gia sẽ vẫn có thể phải tiếp tục thực hiện đối với những du khách chưa được tiêm phòng.
Để tạo thuận lợi cho việc đi lại, các quy trình kiểm dịch nên được hài hòa trong toàn khu vực. Ví dụ, yêu cầu kiểm tra trước chuyến đi và trong thời gian cách ly rất khác nhau giữa các quốc gia trong khu vực. Các tiêu chuẩn chung sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập kế hoạch cho chuyến đi và cung cấp các khả năng dự báo cho tất cả các bên trong ngành.
Từ các cuộc khảo sát gần đây ADB nhận thấy, khách du lịch đang đặt ưu tiên vào những vấn đề sức khỏe và các biện pháp an toàn cao hơn trước. Ví dụ, một cuộc khảo sát mới dây của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) chỉ ra rằng 88% hành khách sẵn sàng làm xét nghiệm Covid-19 như một phần của các yêu cầu đi lại và 84% cho rằng phải yêu cầu tất cả hành khách phải làm xét nghiệp Covid-19. Các quy trình kiểm tra sức khỏe chung phải phản ánh mong muốn ngày càng tăng này đẻ có các tiêu chuẩn sức khỏe cao.
Sử dụng hoàn toàn các công nghệ kỹ thuật số để truy vết. Truy vết đã được chứng minh là có hiệu quả cao trong việc chống lại đại dịch như kinh nghiệm của Hàn Quốc và Trung Quốc. việc theo dõi liên hệ nên được thực hiện xuyên biên giới. Để đạt được mục tiêu này, điều quan trọng là các chính phủ phải áp dụng các công nghệ kỹ thuật số không chỉ theo dõi chính xác sự di chuyển của người dân và đáp ứng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu mà còn cho phép giao diện trao đổi giữa các quốc gia.
Hợp nhất bong bóng du lịch với hộ chiếu vắc xin. Trong những tháng gần đây, một hình thức du lịch quốc tế khác đã xuất hiện: bong bóng du lịch giữa các địa điểm phần lớn không có Covid-19, như bong bóng cho Australia-New Zealand; Singapore-Hong Kong (Trung Quốc), Singapore-Malaysia; và Singapore-Australia. Các chính phủ cần phối hợp để bằng cách nào đó tích hợp các bong bóng này với hộ chiếu vắc xin.
Châu Á và Thái Bình Dương nên đi đầu. Việc hài hòa các tiêu chuẩn trên quy mô toàn cầu sẽ cần nhiều thời gian. Trong thời gian chờ đợi, các nhóm quốc gia ở Châu Á và Thái Bình Dương nên hợp tác cùng nhau để phát triển các quy trình và thực tiễn tots nhất trong khu vực.
Một lập trường thống nhất và những hướng dẫn nghiêm ngặt về phương thức triển khai hộ chiếu vắc xin kỹ thuật số và các biện pháp phòng chống COVID-19 liên quan đến du lịch sẽ đóng góp đáng kể vào sự thành công của kế hoạch phục hồi du lịch. Nó cũng sẽ tạo thuận lợi cho việc đi lại kinh doanh quốc tế, giúp phục hồi hợp tác kinh tế quốc tế nhanh hơn.
Việc triển khai tiêm vắc xin sẽ là một quá trình tốn thời gian ở cả khu vực và trên toàn cầu, nhưng có những hành động có thể thực hiện ngay bây giờ sẽ làm cho chúng hiệu quả hơn trong việc mở cửa du lịch và đi lại. Điều đó có thể tăng tốc độ phục hồi kinh tế khỏi đại dịch mà khu vực đang rất cần.
Mai Chi