Fica
  1. Quốc tế

Mỹ phải đối mặt với làn sóng người thất nghiệp hậu đại dịch

Bài lấy lại
Bài lấy lại

Chương trình trợ cấp thất nghiệp của Mỹ, một phần quan trọng trong mạng lưới đảm bảo an toàn cho thị trường lại động, đang phải đối mặt với thách thức lớn nhất trong hơn một thập kỉ vừa qua.

Các nhà kinh tế cho biết, có thể có hơn 2000 đơn đăng kí tham gia chương trình trong riêng tuần này vì những nhân viên nhà hàng, quán bar, khách sạn và doanh nghiệp đột ngột mất việc do virus corona.

Các nhà phân tích cho biết các bang ở Mỹ đã cắt giảm lượng nhân viên và lợi ích của họ có thể gặp rắc rối khi lượng đơn đăng kí đến quá tải. Một số bang đang gấp rút thuê thêm nhân công hoặc thuê lại người cũ để đảm bảo tiến độ.

Đại dịch đã giáng một đòn mạnh vào các bang của Mỹ đang trong tình trạng thiếu ngân sách. Theo tính toán của Bộ Lao động Mỹ thì có 23 tiểu bang bị thiếu các quỹ ủy thác bảo hiểm thất nghiệp từ năm ngoái. Một số công nhân đi đăng kí chương trình trợ cấp trong tuần này đã gặp phải nhiều vấn đề như trang web sập, đường dây quá bận và một số việc bị trì hoãn khiến họ phải chờ đợi rất lâu.

Mỹ phải đối mặt với làn sóng người thất nghiệp hậu đại dịch - 1

10 tiểu bang bao gồm Florida, Alabama, Bắc Carolina và Georgia đã cắt giảm thời gian trợ cấp tối đa xuống dưới 26 tuần, đây là tiêu chuẩn cơ bản cho hầu hết các bang.

Mỹ phải đối mặt với làn sóng người thất nghiệp hậu đại dịch - 2

Văn phòng Bộ Lao Động tại New York dán thông báo đóng cửa

Trong tuần này, Thượng viện Mỹ đã thông một dự luật có thể giúp tăng lượng tiền hỗ trợ cho các Sở Lao động và thêm một vài quyền lợi dành riêng cho các tiểu bang có tỉ lệ thất nghiệp tăng ít nhất 10%.

Việc được tiếp cận nhiều hơn với trợ cấp thất nghiệp có thể giúp ổn định nền kinh tế sau khi suy thoái và tăng tốc độ phục hồi. Bởi vì người mất việc có thể sử dụng tiền trợ cấp để mua hàng hóa, gas và các nhu yếu phẩm khác. Đây là những cố gắng thay đổi mà một số bang đang thực hiện để phần nào giảm bớt gánh nặng giáng xuống nền kinh tế địa phương.

Nhà phân tích kinh tế cấp cao của Viện Chính sách kinh tế tại Washington DC ông Dave Cooper cho biết: “Thật đáng tiếc khi chúng ta phải nhận lấy một cuộc khủng hoảng thì mới nhận ra tầm quan trọng của chính sách bảo hiểm thất nghiệp.”

Mặc dù vậy, các điều chỉnh gần đây chưa chắc đã hoàn toàn có thể lấp đầy những khoảng trống của hệ thống, những người làm thuê tự do và lao động hợp đồng đang bị mất việc do virus có thể không đủ điều kiện để được giúp đỡ. Nhà nghiên cứu tại Viện WE Upjohn ông Stephen Wander cho biết: “Có rất nhiều những người lao động khác đang mất việc và họ không hề có bảo hiểm thất nghiệp ngay từ đầu.”

Hương Vũ

Theo: Reuters