Theo kết quả cuộc điều tra do Trung tâm điều tra Trung Tây thực hiện, đã có ít nhất 14.000 ca nhiễm Covid-19 tại Mỹ có liên quan đến những cơ sở chế biến thịt lợn tại 181 nhà máy ở 31 tiểu bang tính đến ngày 13 tháng 5, và có ít nhất 54 nhân viên tại 30 nhà máy này đã được xác nhân tử vong do Covid-19.
Hàng chục nhà máy sản xuất thịt đã đóng cửa trước khi Tổng thống Trump ban hành Đạo luật Sản xuất Quốc phòng vào cuối tháng 4, buộc các nhà máy chế biến thịt lợn mở cửa trở lại ngay cả trong đại dịch Covid-19, nhằm nỗ lực giải quyết các vấn đề về chuỗi cung ứng.
Phó chủ tịch Cục Nông trại tiểu bang Pennsylvania-Chris Hoffman, người đã giành giải thưởng Người chăn nuôi lợn tốt nhất nước Mỹ năm 2019, chia sẻ với FOX Business rằng sản lượng sản xuất tại các nhà máy chế biến thịt này đã tăng lên khoảng 70%, nhưng cho đến khi sản lượng trở lại 100%, ngành công nghiệp sẽ thấy một số các vấn đề tồn đọng.
Ông Hoffman chia sẻ:“Chúng tôi xử lý hơn nửa triệu con lợn mỗi ngày và giờ đây, các nhà máy chỉ hoạt động tối đa 70% công suất của họ. Chính vì thế, mỗi ngày sẽ dư mất 100.000 con lợn hơi bị đẩy sang ngày hôm sau, và sau đó sẽ tiếp tục dư thêm 200.000 con vào ngày tiếp đó.”
Ông Hoffman còn cho hay các vấn đề tồn kho này tùy thuộc vào từng khu vực và từng cơ sở chế biến.
“Tôi đã thấy việc trở lại sản xuất đáng mừng hơn so với dự kiến. Điều đó có nghĩa số lượng lợn hơi bị tiêu hủy có thể được giảm bớt đi. Tuy nhiên, trong tình hình dịch bệnh như hiện nay, sức khỏe của các công nhân phải được đặt lên hàng đầu.”, Hoffman nhấn mạnh.
Hoffman cho biết thời gian để nuôi một con lợn đến khi xuất chuồng phải mất 10 tháng. “10.069.000 con lợn dự kiến sẽ bị tiêu hủy tính từ ngày 25/4 cho đến 19/9 tới đây. Đây thực sự sẽ là một sự thiệt hại to lớn về tài chính cho người chăn nuôi tại Mỹ.”
Lượng thịt lợn được sản xuất trong những tháng đầu năm nay đã giảm gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái và toàn bộ ngành công nghiệp chế biến đang phải đối mặt với thời kỳ đen tối do dịch bệnh gây ra.
Các thành viên của tổ chức kêu gọi Quốc hội Mỹ phân bổ hơn 1 tỷ đô la cho Cơ quan hỗ trợ dịch vụ nông nghiệp khẩn cấp thuộc Bộ Nông nghiệp, cũng như 505 triệu đô la cho việc tiêu hủy và chi phí xử lý môi trường.
NPPC hôm thứ ba tuần trước đã khuyến khích Hạ viện cho Đạo luật Giải pháp khẩn cấp Omnibus (HEROES) trị giá 3 nghìn tỷ đô la được thông qua vào ngày 15/5, bao gồm tài trợ để tiêu hủy gia súc, mở rộng thanh toán trực tiếp cho người chăn nuôi và cải thiện phòng thí nghiệm và giám sát sức khỏe động vật.
“Các nhà sản xuất thịt lợn của Mỹ đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính chưa từng có”, Chủ tịch NPPC Howard Stephan A.V. Roth, một nông dân lợn ở Wisconsin, cho biết trong một tuyên bố hôm thứ ba trước khi dự luật được thông qua. “Những điều khoản này thể hiện một huyết mạch quan trọng đối với những người nuôi lợn đang cố gắng vượt qua cơn bão này. Chúng tôi đề nghị Quốc hội nhanh chóng cùng nhau đưa ra luật pháp cuối cùng bao gồm các điều khoản này.”
Hương Vũ
Theo Fox Business