Fica
  1. Quốc tế

Mỹ dừng tài trợ cho WHO sẽ đẩy những quốc gia nghèo nhất thế giới đến biên giới sụp đổ

 Vũ Huy Hoàng
Vũ Huy Hoàng

Các quốc gia ở châu Phi cận Sahara, tiểu lục địa Ấn Độ và châu Mỹ Latinh đang chiến đấu không chỉ với Covid-19, mà cả Ebola, HIV, bệnh lao, sốt rét và bại liệt.

 

Các tình nguyện viên của Đội cứu hộ Sonko, một tổ chức phi chính phủ, đã phun thuốc trên đường phố để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 tại một khu dân cư ở Nairobi, Kenya, vào ngày 6 tháng 4 năm 2020.

Cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc hiện là người điều hành các chương trình giúp chống lại bệnh tật trên khắp thế giới, nhưng không có sự hỗ trợ của Mỹ, tất cả mọi thứ sẽ có thể phải dừng lại.

Các chuyên gia cho biết quyết định cắt giảm tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) của Tổng thống Mỹ Donald Trump không thể đến vào thời điểm tồi tệ hơn đối với các nước nghèo nhất thế giới, vốn phụ thuộc vào hỗ trợ tài chính từ cơ quan Liên Hợp Quốc để chống lại những các căn bệnh như Covid-19.

Chẳng hạn, Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC), hiện đang chiến đấu không chỉ với Coronavirus, căn bệnh vào thứ Bảy đã làm hơn 300 người mắc bệnh và giết chết 25 người ở nước này, mà cả Ebola, căn bệnh đã cướp đi hơn 2.200 mạng sống tại quốc gia này.

Lawrence Gostin, giám đốc Viện O'Neill về Luật Sức khỏe Quốc gia và Toàn cầu tại Đại học Georgetown ở Mỹ, cho biết Coronavirus đang có nguy cơ lây nhiễm rất lớn với các quốc gia có thu nhập thấp vì hệ thống y tế yếu, chẳng hạn như các quốc gia ở châu Phi - cận Sahara, tiểu lục địa Ấn Độ và Mỹ Latinh. Và việc tổng thống Trump, đóng băng nguồn tài trợ sẽ làm suy yếu khả năng giúp đỡ của WHO.

“Đây không chỉ là nguồn tài trợ mà còn thiếu sự hỗ trợ chính trị và phải tự bảo vệ mình, họ bị cuốn vào giữa cuộc đụng độ quyền lực giữa hai quốc gia giàu nhất thế giới”, ông nói.

Theo truyền thống của cơ quan y tế, Mỹ, từ trước đến nay là nhà tài trợ tài chính lớn nhất của WHO, đóng góp 893 triệu USD vào năm ngoái. Hầu hết số tiền đó được chuyển đến các quốc gia nghèo ở Châu Phi, Châu Mỹ Latinh và một phần của Châu Á nơi hàng triệu người mắc các bệnh khác nhau.

WHO nhận được tài trợ từ hai luồng. Khoảng 20 phần trăm đến từ các khoản đóng góp từ những quốc gia riêng lẻ dựa trên tổng sản phẩm và dân số nội địa của họ, phần còn lại từ các khoản đóng góp tự nguyện.

Mỹ là quốc gia đóng góp lớn nhất, đóng góp khoảng 15 phần trăm, tiếp theo là Anh và Quỹ Bill và Melinda Gates.

Trong giai đoạn tài chính 2018-19, mục tiêu của WHO là gây quỹ 44,4 tỷ USD. Trong đó, Trung Quốc đã đóng góp khoảng 76 triệu USD.

Lara Gautier, một nghiên cứu sinh tiến sĩ tại khoa xã hội học tại Đại học McGill và giảng viên tại Đại học Montreal, nói rằng WHO được phép sử dụng tiền từ các khoản đóng góp theo ý muốn, nhưng phần lớn số tiền từ các khoản đóng góp tự nguyện được dành cho quốc gia cụ thể.

Năm ngoái, Mỹ đã đóng góp 237 triệu USD vào các khoản đóng góp chung và 656 triệu USD  tài trợ tự nguyện cho các chương trình cụ thể của WHO. Hơn một phần ba số tiền đã được chuyển đến Bắc Phi và khu vực phía đông Địa Trung Hải, và hơn một phần tư được chuyển đến các nước châu Phi cận Sahara.

Hai khu vực này có khả năng bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ ​​việc đình chỉ [tài trợ của Mỹ], ông Gautier nói, và thêm rằng sự chậm trễ kéo dài có thể ảnh hưởng lớn đến các chương trình thanh toán bệnh bại liệt ở các nước châu Phi cận Sahara và các kế hoạch tiêm chủng rộng hơn.

Trong cuộc chiến chống lại Covid-19, Matthew Kavanagh, giám đốc chính sách và chính trị y tế toàn cầu tại Học viện O'Neill của Georgetown, nói rằng khả năng của WHO trong việc gửi nhân viên, vận chuyển thiết bị bảo vệ cá nhân và cung cấp những dụng cụ xét nghiệm sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi việc cắt giảm tài trợ của Mỹ.

“Các quốc gia như DRC và Cộng hòa Trung Phi, đang gặp nhiều khủng hoảng về sức khỏe với Covid-19, và WHO có vai trò cứu sống thiết yếu đối với họ’, ông nói.

“WHO đã đóng một vai trò quan trọng trong việc chống lại HIV, bệnh lao, sốt rét và bệnh bại liệt trên khắp thế giới, và những đóng góp tự nguyện của Mỹ đã giúp họ làm điều đó”, ông nói, “nhưng những chương trình đó có thể bị dừng lại nếu nguồn cung tiền ngừng lại”.

Tổng thống Trump đã ra lệnh đình chỉ tài trợ cho WHO vào tuần trước sau khi cáo buộc họ đã quản lý kém với đại dịch Covid-19 và thiên vị đối với Trung Quốc, cả hai đều tạo ra những vấn đề khó khăn cho các quốc gia khác chống lại căn bệnh này.

Matshidiso Moeti, giám đốc khu vực Châu Phi của WHO, cho biết tác động của quyết định của Trump sẽ là rất quan trọng trong các lĩnh vực như chông bệnh bại liệt.

“Trong hai năm qua, cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc tại đây đã nhận được 151 triệu USD đóng góp tự nguyện từ Mỹ, được nhắm mục tiêu vào các chương trình khác nhau”, bà nói.

“Chúng tôi đã nhận được 50 triệu đô la Mỹ [năm nay] từ Mỹ. Nhưng cần đến 300 triệu USD để giúp các nước châu Phi ứng phó đầy đủ với đại dịch Coronavirus”, bà nói thêm.

“Chúng tôi rất hy vọng việc đình chỉ sẽ được xem xét lại bởi vì chính phủ Mỹ là một đối tác quan trọng với chúng tôi”. Bà Moeti nói,

Thùy Dung

Theo Scmp