Fica
  1. Quốc tế

Làn sóng nợ địa phương kỷ lục ở Trung Quốc khiến người nước ngoài cảnh giác

 Vũ Huy Hoàng
Vũ Huy Hoàng

Sự cố gắng Trung Quốc trong việc thu hút người nước ngoài đầu tư vào thị trường nợ trong nước, lớn thứ hai thế giới, phải đối mặt với một thử thách mới trong những tháng tới khi quốc gia này sắp đón một làn sóng trái phiếu kỷ lục từ chính quyền địa phương.

 

Sự cố gắng Trung Quốc trong việc thu hút người nước ngoài đầu tư vào thị trường nợ trong nước, lớn thứ hai thế giới, phải đối mặt với một thử thách mới trong những tháng tới khi quốc gia này sắp đón một làn sóng trái phiếu kỷ lục từ chính quyền địa phương.

Các quỹ quốc tế hiện nắm giữ 8,6% trái phiếu chính phủ trung ương Trung Quốc, nhiều hơn gấp nhiều lần so với lượng cổ phiếu chỉ vài năm trước đây và không quá xa so với con số 13% của Nhật Bản. Dòng chảy tiếp tục tăng mạnh qua cuộc khủng hoảng Coronavirus và cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Trung Quốc dự kiến sẽ phát hành tới 4,73 nghìn tỷ nhân dân tệ (666 tỷ USD) trái phiếu trong năm nay để giúp thúc đẩy tăng trưởng nề kinh tế - dự kiến ​​sẽ là tồi tệ nhất kể từ những năm 1970.

Zhou Guannan, nhà phân tích của Huachuang Securities Co. tại Bắc Kinh cho biết, thị trường trái phiếu địa phương tại Trung Quốc đang mở rộng nhanh chóng, các nhà quản lý cần thu hút nhiều nhà đầu tư đa dạng hơn, bao gồm cả người nước ngoài. Bà nói rằng điều đó sẽ giúp giảm bớt áp lực đối với các ngân hàng, vốn thường là những người mua và chi phối, nhưng hiện đang bị gánh nặng do phải cho vay nặng lãi và duy trì tín dụng cho các doanh nghiệp theo yêu cầu của Chính phủ.

Vấn đề là, việc mua của các Ngân hàng trước đó đã khiến thị trường trái phiếu chính quyền địa phương thậm chí có ít giao dịch hơn so với trái phiếu chính phủ trung ương. Điều đó bởi vì các ngân hàng thường mua và nắm giữ các trái phiếu - khiến cho việc một nhà đầu tư nước ngoài muốn mua trái phiếu này cần phải tốn kém hơn.

Thêm vào đó, lợi tức của các trái phiếu này nói chung không cung cấp một khoản phí bảo hiểm người mua - những dự án cho cho vay trái phiếu thuộc sở hữu của Chính phủ trung ương thường để thực hiện các mục tiêu chính sách của Bắc Kinh, và có nhiều rủi do. Với những bất lợi như vậy, các nhà đầu tư ở nước ngoài mới chỉ chiếm phần không đáng kể trong số 21 nghìn tỷ nhân dân tệ nợ địa phương tính đến cuối năm 2019.

Mặc dù kích thước tổng thể của nợ địa phương là rất lớn, giá trị trung bình của một trái phiếu địa phương chỉ nhỏ bằng khoảng 6% của một trái phiếu của chính phủ Trung ương. Đó là vì lượng dư nợ gấp hơn 20 lần so với trái phiếu Chính phủ.

Giao dịch trái phiếu địa phương của Trung Quốc chỉ là 5,3 nghìn tỷ nhân dân tệ trong năm tháng đầu năm, hơn một phần tư so với trái phiếu chính phủ, trong đó tổng dư nợ ít hơn 30%.

“Chúng tôi không mua trái phiếu địa phương”, Edmund Goh, giám đốc quỹ đầu tư thu nhập cố định châu Á tại Aberdeen Standard Investments cho biết. Sự chênh lệch giữa trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu chính phủ Trung ương quá hẹp và tính thanh khoản thì rất tệ.

Các nhà quản lý Trung Quốc nhận thức được các vấn đề, và quyết tâm xây dựng thành công các dự án của địa phương khi phát hành nợ để tạo niềm tin cho các nhà quản lý quỹ ở nước ngoài thấy sự hấp dẫn của việc đa dạng hóa vào nợ Trung Quốc.

“Sẽ có nhiều nỗ lực được thực hiện để cải thiện tính thanh khoản của trái phiếu chính quyền địa phương trên thị trường thứ cấp”, ông Xu Jinghua, một quan chức của bộ tài chính của Bộ Tài chính Trung Quốc, cho biết trong một cuộc họp ngắn vào thứ Sáu,

“Các nhà chức trách sẽ liên tục thúc đẩy việc mở rộng thị trường nợ địa phương khi họ nhắm đến mục tiêu đảm bảo việc phát hành trơn tru trái phiếu chính phủ trong năm nay”, Xu nói thêm.

Thùy Dung

Theo Bloomberg