Fica
  1. Quốc tế

Kinh tế Trung Quốc suy thoái, tăng trưởng công nghiệp tệ nhất 17 năm qua

Bài lấy lại
Bài lấy lại

Nền kinh tế công nghiệp Trung Quốc tiếp tục chùng xuống vào tháng 5 khi cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ tiếp tục ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này, dữ liệu được công bố mới đây cho biết.

Kinh tế Trung Quốc suy thoái, tăng trưởng công nghiệp tệ nhất 17 năm qua - 1

Nền kinh tế Trung Quốc trượt dốc cho thấy thiệt hại do cuộc chiến thương mại gây ra là rất sâu sắc với nước này.

Một loạt dữ liệu mới từ Cục Thống kê Quốc gia (NBS) cho thấy sự suy giảm mạnh hơn so với tháng 4, và chỉ ra sự sụt giảm đang diễn ra trên các ngành công nghiệp và sản xuất chính, nhiều trong số đó phụ thuộc vào xuất khẩu.

Công nghiệp sản xuất là thước đo sản lượng của các ngành công nghiệp trong nền kinh tế Trung Quốc, bao gồm sản xuất, khai thác khoáng sản và dịch vụ. Con số tăng trưởng của ngành này đã giảm hơn so với mức 5,4% của tháng trước và đạt dưới mức kỳ vọng của các nhà kinh tế, đã dự đoán mức tăng trưởng đạt 5,5%.

Đây là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ tháng 2/2002, khi đó là 2,7%.

Con số này là kết quả của việc Hoa Kỳ tăng thuế quan đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ 10% đến 25% và cho thấy thiệt hại do cuộc chiến thương mại đang diễn ra với Trung Quốc.

Cuộc chiến chưa có hồi kết và hầu hết các nhà phân tích không hy vọng rằng có thể đạt được thỏa thuận thương mại thực sự tại hội nghị G20 ở Osaka vào cuối tháng 6. Để đạt được thỏa thuận, Bắc Kinh phải chuẩn bị cho một động cơ tăng trưởng quan trọng hơn nữa.

Hơn nữa, việc áp thuế đối với hầu hết các mặt hàng xuất khẩu còn lại của Trung Quốc hiện đang được Mỹ xem xét, với thông báo công khai bằng văn bản được Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ cho biết trong tháng này. Nếu quy trình áp thuế này giống như những lần trước đó, mức thuế mới này sẽ lên tới 25%, chủ yếu là đối với hàng tiêu dùng, và sẽ có hiệu lực vào giữa tháng 7.

Tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh vào cuối tuần trước, Fu Linghui, phát ngôn viên của NBS cho rằng, dữ liệu kinh tế trong một tháng không ổn định là “bình thường”, và kêu gọi mọi người quan sát tình hình kinh tế trong xu hướng dài hơi hơn. Fu tuyên bố rằng nền kinh tế Trung Quốc đang ở một vị trí mạnh mẽ để tăng trưởng mạnh mẽ hơn vào cuối năm nay.

“Nhu cầu trong nước đóng góp 108% tăng trưởng kinh tế trong năm 2018, trong khi chi tiêu tiêu dùng đóng góp hơn 65% tăng trưởng kinh tế trong quý đầu tiên của năm nay. Cả hai điều này cho thấy nền kinh tế Trung Quốc có thị trường rộng lớn và khả năng phục hồi”, ông Fu nói với các phóng viên.

Tuy nhiên, các nhà phân tích đã chỉ ra thực tế rằng, tốc độ tăng trưởng trung bình của doanh số bán lẻ trong tháng 4 và tháng 5 của Trung Quốc thấp hơn nhiều so với tốc độ 8,3% trong quý 1/2019.

Dữ liệu giúp xây dựng một bức tranh đầy đủ hơn về tình trạng hiện tại của nền kinh tế Trung Quốc, và nó không khiến các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh có cái nhìn tốt. Kết quả tổng hợp là một số nhà kinh tế đã hạ dự báo tăng trưởng cho nền kinh tế Trung Quốc.

“Các dữ liệu kinh tế mới nhất của Trung Quốc trong 2 tháng qua đã không đáp ứng được kỳ vọng của chúng tôi. Do đó, chúng tôi đã quyết định điều chỉnh lại dự báo GDP là 6,2% cho năm 2019 (giảm 0,2%) và 6,0% cho năm 2020 (giảm 0,1%)”, một nhà phân tích của Ngân hàng ANZ viết.

Lạm phát tiêu dùng đã tăng lên mức cao nhất trong 15 tháng khi Trung Quốc phải chống lại dịch tả lợn châu Phi khiến một số lượng lớn lợn bị tiêu hủy. Điều này còn đe dọa một trong những mặt hàng chủ lực trong chế độ ăn của Trung Quốc.

Có suy đoán rằng việc nới lỏng tiền tệ hơn nữa, bao gồm cả việc giảm lãi suất có thể sẽ xảy ra sau khi ông Yi Gang, người đứng đầu ngân hàng Trung Quốc cho biết vào cuối tuần trước rằng ngân hàng trung ương đã có chính sách rất lớn để hỗ trợ nền kinh tế.

“Hiện tại, chúng tôi đang tiếp tục phát triển ngành công nghiệp Trung Quốc bằng cách điều chỉnh cơ cấu công nghiệp và tăng chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển”, ông Fu nói thêm.

Hồng Vân

Theo South China Morning Post