Baidu tạo ra phần lớn doanh thu từ các dịch vụ tiếp thị trực tuyến, bao gồm các tìm kiếm, nguồn cấp tin tức và ứng dụng video. Ảnh: Reuters
Đông thái này của Baidu nhằm tránh việc rớt giá, tăng giá trị trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc về đầu tư cũng như những tranh cãi về nguồn gốc của virus Covid-19.
Baidu được xem là ông vua trong lĩnh vực tìm kiếm của Trung Quốc kể từ khi Google quyết định rời thị trường tỷ dân này.
Các nguồn tin của Reuters cho biết, Baidu - một trong những tập đoàn công nghệ Trung Quốc có mặt trên thị trường chứng khoán Nasdaq, Mỹ sớm nhất - đang tìm đến một số cố vấn uy tiếng để tiến hành các thủ tục rời bỏ Mỹ, bao gồm xem xét các vấn đề xung quanh tài trợ và bất kỳ phản ứng pháp lý nào có thể xảy ra.
Ông Robin Li - nhà đồng sáng lập và Giám đốc điều hành Baidu trả lời phỏng vấn tờ China Daily hôm thứ 21/5 - cho biết, Baidu đã rất để tâm đến việc thắt chặt giám sát hơn của Mỹ đối với các công ty Trung Quốc trên sàn chứng khoán trong những năm gần đây.
Robin Li- nhà đồng sáng lập và giám đốc của công cụ tìm kiếm Baidu. Ảnh: Reuters
“Đối với một công ty có tiềm năng, nó sẽ có rất nhiều điểm đến khác để niêm yết, chứ không bó buộc ở nước Mỹ”, ông Li nhấn mạnh.
Theo các nguồn tin cho biết, phía Baidu tin rằng, họ đang bị định giá tại sàn giao dịch Nasdaq ở New York thấp hơn so với giá trị thực tế.
Cổ phiếu của Baidu đã giảm hơn 60% kể từ mức đỉnh vào tháng 5 năm 2018 trong khi Nasdaq Golden Dragon China Index .HXC, theo dõi các công ty Trung Quốc niêm yết trên sàn giao dịch Hoa Kỳ, đã mất ít hơn 10% so với cùng kỳ.
Giá trị vốn hóa thị trường của Yahoo là 29,59 tỷ USD tính đến hôm 20/5, chỉ bằng 5% giá trị thị trường của Alibaba, có cổ phiếu niêm yết tại Hồng Kông (9988.HK) và Cổ phiếu lưu ký Hoa Kỳ niêm yết tại New York (BABA.N).
Áp lực từ mọi phía
Thượng viện Mỹ đã thông qua một dự luật vào hôm thứ 4 để ngăn chặn một số công ty Trung Quốc niêm yết trên các sàn giao dịch của Mỹ trừ khi họ tuân theo các tiêu chuẩn cho kiểm toán và quy định của Mỹ. Ảnh: Getty
Động thái này được coi là sự leo thang của một cuộc tranh chấp kéo dài giữa Washington và Bắc Kinh về việc cho phép các nhà quản lý Mỹ truy cập vào các cuộc kiểm toán của Trung Quốc.
Tuần trước, một hội đồng giám sát Kế hoạch tiết kiệm, quỹ hưu trí cho nhân viên liên bang Mỹ và các thành viên của quân đội, đã trì hoãn vô thời hạn các kế hoạch đầu tư vào một số công ty Trung Quốc sau áp lực từ Nhà Trắng.
Tại quê nhà, Yahoo đã phải vật lộn với nền kinh tế chậm chạp và cạnh tranh ngày càng tăng về lượng tải xuống ở Trung Quốc như ByteDance, chủ sở hữu ứng dụng chia sẻ video nổi tiếng TikTok. Năm ngoái, ByteDance đã ra mắt một công cụ tìm kiếm tại Trung Quốc, bước vào một lĩnh vực truyền thống thống trị bởi Baidu.
Baidu có trụ sở tại Bắc Kinh đã giảm 7% doanh thu quý đầu tiên trong năm nay. Trong khi doanh số bán hàng của nó tốt hơn so với các nhà phân tích dự kiến, dù cho đó là mức giảm lớn nhất trong năm kể từ khi công ty ra mắt vào năm 2005.
Hương Vũ
Theo Reuters