Fica
  1. Quốc tế

Giá thịt lợn tăng gần 20%, lạm phát tại Trung Quốc vẫn bị 'kìm chân'

Đại Phú
Đại Phú

Áp lực giảm phát tại nền kinh tế số hai thế giới vẫn còn hiện hữu.

Giá cả tại Trung Quốc tăng tháng thứ năm liên tiếp nhưng không đạt kỳ vọng của giới chuyên gia qua đó chưa thể gạt bỏ hết những quan ngại lạm phát tại nền kinh tế số hai thế giới.

Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại nước này tăng 0,2% trong tháng 6 so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức tăng 0,3% của tháng liền kề trước đó đồng thời nằm dưới kỳ vọng tăng 0,4%.

Còn nếu tính vắt tháng, CPI giảm 0,2%, sâu hơn mức giảm 0,1% của tháng 5 và dự báo giảm 0,1%.

Trong tháng vừa qua, giá thực phẩm giảm 2,1% so với tháng 6/2023. Đặc biệt, giá rau tươi giảm tới 7,3%, nhanh hơn nhiều so với mức giảm 2,3% của tháng trước. Đà giảm giá hoa quả tươi cũng tăng tốc từ 6,7% lên 8,3%. Giá thịt bỏ cũng giảm mạnh 13,4% trong khi chi phí du lịch cũng giảm 3,7%. Chính đà giảm giá mạnh hơn từ nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ khác nên mức tăng 18,1% giá thịt lợn, mặt hàng quan trọng trong rổ hàng hóa tính CPI của Trung Quốc), không thể kéo tăng lạm phát của nước này trong tháng vừa qua.

Giá thịt lợn tăng mạnh nhưng vẫn không thể kéo tăng lạm phát tại Trung Quốc

Ở một diễn biến khác, chỉ số giá sản xuất của Trung Quốc giảm 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây đã là tháng thứ 20 liên tiếp chỉ số này đi lùi. Tuy nhiên, điểm tích cực tới từ thực tế mức giảm đã thu hẹp về ngưỡng thấp nhất 17 tháng.

‘Rủi ro giảm phát vẫn chưa hoàn toàn tan biến tại Trung Quốc. Nhu cầu nội địa vẫn rất yếu”, Zhiwei Zhang, Kinh tế trưởng tại Pinpoint Asset Management, nhận xét về báo cáo lạm phát mới nhất.

Trong bối cảnh nền kinh tế giảm tốc, người tiêu dùng Trung Quốc vẫn chưa cảm thấy tự tin chi tiêu khi họ vẫn phải đối mặt với cuộc khủng hoảng thị trường bất động sản và một thị trường việc làm không mấy sôi động.

“Mắc tăng CPI thấp không thể giúp cải thiện tâm lý tiêu dùng, qua đó cho thấy khả năng hồi phục nhu cầu nội địa vẫn rất hạn chế”, Gary Ng, Chuyên gia kinh tế cấp cao tại Natixis, nhận định.

“Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5%, chính phủ Trung Quốc cần phải cân nhắc tới các chính sách phi chu kỳ, mang tính hỗ trợ nhu cầu nhiều hơn. Thách thức đối với lĩnh vực sản xuất thời gian tới sẽ hết sức khó khăn trước rủi ro dư thừa”, ông bổ sung.

Đại Phú

Nguồn: Bloomberg
Tin liên quan