Bộ trưởng Tài chính Đức sử dụng một thuật ngữ mới để miêu tả nền kinh tế đang tương đối “rệu rã” của nước này: “người mệt của châu Âu”
“Tôi biết không ít người cho rằng Đức giờ là ‘người ốm của châu Âu’. Nhưng Đức không phải là kẻ ốm”, Christian Lindner, Bộ trưởng Tài chính Đức chia sẻ trong tọa đàm tổ chức bởi Bloomberg khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đang diễn ra tại thành phố Davos, Thụy Sĩ.
Bà Linder cho biết “sau một giai đoạn tương đối thành công sau năm 2012, kinh tế Đức đã thấm mệt”.
Kinh tế Đức có năm 2023 không thành công |
Thuật ngữ “người ốm của châu Âu” trở nên phổ biến trong năm 2023. Dù thoát khỏi suy thoái nhưng nền kinh tế số một lục địa già vẫn sụt giảm 0,3% trong cả năm vừa qua trước một loạt các thách thức như chi phí năng lượng, lạm phát và lãi suất cao. Sản lượng sản xuất công nghiệp, vốn là thế mạnh của nước này, “đi lùi” 2% trong cùng giai đoạn.
Trong quá khứ, thuật ngữ “người ốm” lần đầu tiên được sử dụng để miêu tả kinh tế Đức vào năm 1998 sau khi nước này phải đối mặt với một loạt khó khăn sau giai đoạn tái thống nhất.
Bà Linder nhấn mạnh “tăng trưởng và kỳ vọng tăng trưởng chậm là một tiếng gọi cảnh tỉnh. Và giờ chúng tôi đã ý thức được thực trạng đó, và đang tiến hành các cải cách mang tính chất cấu trúc”.
Dữ liệu thời gian qua cho thấy kinh tế Đức vẫn chưa hết giai đoạn khó khăn. Công ty nghiên cứu thị trường Capital Economics dự báo tăng trưởng của nước này bằng 0 trong năm 2024.
Đại Phú