Ông Wang, chủ một nhà máy sản xuất quà lưu niệm than thở vì ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Trung - Mỹ. (Nguồn: CNBC)
Theo đó, doanh nghiệp có 20 năm trong ngành công nghiệp đồ lưu niệm này đã nhận được một bức thư vào đầu tháng 8 từ khách hàng lớn nhất - một nhà bán lẻ Mỹ mà ông từ chối nêu tên, đã thúc giục ông trả thêm 10% thuế cho sản phẩm của ông theo quy định mới nhất của chính quyền Mỹ.
“10% là quá cao. Mức thuế này là quá nhiều đối với bất kỳ doanh nghiệp nào trong số chúng tôi có thể chịu được”, ông Wang than thở.
Công ty của ông Wang có trụ sở tại thị trấn công nghiệp Đông Quan, một trong nhiều thành phố công nghiệp ở miền Nam Trung Quốc, và là xương sống cho ngành xuất khẩu đồ truyền thống của quốc gia.
Trong nhiều năm, các công ty lớn của Mỹ như Apple và Walmart đã dựa vào các nhà cung cấp Trung Quốc để chế tạo sản phẩm và tăng doanh số bán hàng. Nhưng với chi phí ngày càng tăng cao, nhiều nhà sản xuất Trung Quốc đang phải vật lộn và việc tăng thuế quan chỉ là thêm vào gánh nặng.
Ông Wang cho biết, tiền lương và nguyên vật liệu mà ông mua đã tăng 15% so với năm ngoái.
Đáng nói, ông nói với CNBC rằng, thuế quan của Trump sẽ ảnh hưởng đến hơn một nửa doanh thu của ông.
Đáp lại, ông Wang đang định hướng lại việc kinh doanh của mình ra khỏi Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, ông cũng đang tìm kiếm khách hàng mới ở châu Âu, Úc và Trung Đông. Ngoài ra, ông cũng đang giảm các sản phẩm có lợi nhuận thấp và mở rộng doanh số bán hàng cho Hoa Kỳ.
“Chúng ta cần thu nhỏ khối lượng và tập trung vào những gì chúng ta làm tốt nhất. Nếu không, chúng ta không thể sống sót”, ông Wang nói.
Theo ông Wang, đồng Nhân dân tệ yếu hơn cũng không mang lại sự cứu trợ. Trung Quốc đã bị chỉ trích trong năm nay vì đã cố tình phá giá đồng tiền của mình để hỗ trợ các nhà xuất khẩu.
Nhưng dù bằng cách nào, anh cũng không thấy lợi ích ngoại hối từ khi khách hàng của anh thu xếp các hợp đồng dài hạn với một mức lãi suất cố định đã thỏa thuận.
Đáng nói, ông Wang cho biết, ông đã nghiên cứu chuyển nhà máy sản từ Trung Quốc sang các nước rẻ hơn như Việt Nam. Tuy nhiên, vì nguyên liệu và nhà cung cấp đều ở Trung Quốc, nên ông cho rằng nó sẽ không có ý nghĩa nhiều về giảm chi phí.
Hồng Vân
Theo CNBC