Virus corona đã kích hoạt sự cạnh tranh khốc liệt giữa các cường quốc |
Người Ý đã dạy chúng ta suy nghĩ, nhưng sự thật, liệu mọi thứ sẽ tốt hơn vào ngày hôm sau? Có vẻ như còn quá sớm với những gì Tổng thống Pháp - Emmanuel Macron đã mô tả, đó là một cuộc chiến chống lại kẻ thù vô hình, để xem xét các hậu quả chính trị và kinh tế của một nền hòa bình xa xôi.
Giữa cuộc chiến vô hình chống lại virus corona, tư tưởng cạnh tranh, khối quyền lực, các nhà lãnh đạo và hệ thống gắn kết xã hội đang phải chịu một sự thử thách căng thẳng trên toàn thế giới.
Mọi người đã bắt đầu rút ra bài học. Ở Pháp, Tổng thống Macron đã dự đoán rằng “những giai đoạn khó khăn này sẽ dạy chúng tôi rất nhiều điều. Nhiều sự chắc chắn và niềm tin sẽ bị cuốn đi. Nhiều điều mà chúng tôi nghĩ là sẽ không bao giờ có thể xảy ra thì lại đang hiện hữu trước mắt chúng tôi. Và vào ngày mai, khi chúng tôi giành chiến thắng, chúng tôi sẽ mạnh mẽ hơn. Chúng tôi sẽ rút ra được bài học cho mình từ tất cả các hậu quả mà chúng tôi phải đối mặt.” Ông đã hứa sẽ bắt đầu với đầu tư mạnh mẽ cho sức khỏe.
Tại Ý, cựu thủ tướng Matteo Renzi đã kêu gọi thành lập một ủy ban trong tương lai. Còn Henry Kissinger, ngoại trưởng Mỹ dưới thời Richard Nixon, đã nói rằng: Các nhà cai trị phải chuẩn bị ngay bây giờ để chuyển sang một trật tự thế giới mới sau cơn bão virus corona.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, António Guterres, đã nói: “mối quan hệ giữa các cường quốc lớn nhất chưa bao giờ rối loạn như bây giờ. Covid-19 đang cho chúng ta thấy rất rõ điều này, hoặc chúng ta tham gia cùng nhau ... hoặc chúng ta có thể bị đánh bại.”
Cuộc thảo luận giữa các nhà tư tưởng và cố vấn toàn cầu đang rất căng thẳng, sự căng thẳng này không phải đến từ vấn đề hợp tác giữa các nước mà là về vấn đề “liệu Trung Quốc hay Mỹ sẽ nổi lên như những nhà lãnh đạo của thế giới hậu virus corona ?”
Ở châu Âu, Mỹ và châu Á, cuộc thảo luận đã được mở rộng hơn. Cuộc sống xã hội có thể đứng yên, nhưng cuộc tranh luận công cộng đã tăng tốc. Mọi thứ đều đang được đưa ra để tranh cãi – sự đánh đổi giữa nền kinh tế bị vùi dập và sức khỏe cộng đồng, những đức tính tương đối của các hệ thống y tế tập trung hoặc khu vực hóa, những mảnh vỡ của toàn cầu hóa, tương lai của EU, chủ nghĩa dân túy, lợi thế vốn có của chủ nghĩa độc tài. Tất cả mọi thứ đều trở thành chủ để của các cuộc tranh luận.
Như thể đại dịch đã biến thành một cuộc cạnh tranh cho sự lãnh đạo toàn cầu, và quốc gia nào phản ứng hiệu quả nhất với cuộc khủng hoảng sẽ có được quyền lực. Giờ đây, niềm tự hào dân tộc, kinh tế và sức khỏe của mọi người đều đang bị đe dọa. Mỗi quốc gia sẽ nhìn vào những người hàng xóm của mình để xem họ nhanh chóng giải quyết các cơn khủng hoảng như thế nào.
The Crisis Group – nhóm các nhà tư tưởng chuyên nghiên cứu về khủng hoảng quốc tế, khi đánh giá về việc virus corona sẽ thay đổi vĩnh viễn chính trị thế giới như nào, nhóm đã đưa ra 2 gợi ý: “một là các quốc gia nên kết hợp với nhau để có thể đánh bại được Covid-19 tốt hơn, và hai là các quốc gia cần phải đứng riêng để bảo vệ bản thân khỏi Covid-19 tốt hơn.”
Cuộc khủng hoảng cũng chính là một bài kiểm tra nghiêm túc về các yêu sách cạnh tranh của các quốc gia nhằm quản lý tốt hơn tình trạng tiêu cực trong xã hội. Khi đại dịch xảy ra, nó sẽ kiểm tra không chỉ năng lực hoạt động của các tổ chức như WHO và Liên Hợp Quốc mà còn kiểm tra cả những chính sách và đường lối chính trị của các nước trên thế giới.
Nhiều người đã tuyên bố rằng phương Đông đã chiến thắng trong cuộc chiến này. Nhà triết học Hàn Quốc Byung-Chul Han, trong một bài tiểu luận có ảnh hưởng ở El País, đã lập luận rằng những người chiến thắng là các quốc gia Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Trung Quốc hoặc Singapore.
Theo ông, người dân Châu Á là những người ít nổi loạn và ngoan ngoãn. Họ tin tưởng vào nhà nước hơn. Cuộc sống hàng ngày có tổ chức hơn nhiều. Trên hết, để đối đầu với virus, người Châu Á đã mạnh mẽ cam kết thực hiện việc giám sát kỹ thuật số. Không chỉ các nhà virus học và nhà dịch tễ học chiến đấu với dịch bệnh ở Châu Á mà cả các nhà khoa học máy tính và các chuyên gia dữ liệu lớn cũng đang làm điều đó.
Ông dự đoán: “hiện tại Trung Quốc sẽ có thể bán mô hình cảnh sát kỹ thuật số của mình như một mô hình thành công để chống lại đại dịch và Trung Quốc sẽ thể hiện sự vượt trội về hệ thống của mình một cách tự hào hơn nữa.”
Nhà lý thuyết quan hệ quốc tế Stephen Walt cho rằng Trung Quốc có thể thành công. Đưa ra lời giới thiệu đầu tiên cho tạp chí Chính sách đối ngoại, ông gợi ý: “Virus corona sẽ đẩy nhanh sự chuyển đổi quyền lực và ảnh hưởng từ tây sang đông. Hàn Quốc và Singapore đã cho thấy phản ứng tốt và Trung Quốc đã quản lý tốt sau những sai lầm ban đầu. Phản ứng của chính phủ ở Châu Âu và Mỹ hiện đang gây ra rất nhiều hoài nghi và có khả năng sẽ làm suy yếu sức mạnh của thương hiệu Phương Tây.
Phanxicô Fukuyama nói: “Yếu tố quyết định quan trọng trong cuộc chiến này sẽ không phải là loại chế độ chính trị mà là năng lực của các khu vực và trên hết là niềm tin vào chính phủ”. Ông đã ca ngợi sự ứng phó của chính phủ Đức và Hàn Quốc trong cuộc chiến này.
Người thua cuộc tại thời điểm này có nguy cơ chính là các nước EU.
Tính đến thời điểm này, những cuộc tranh luận giữa các nước EU đã vô cùng gay gắt và hỗn loạn. Và điển hình là có một cuộc tranh chấp đã mở rộng thành một trận chiến giữa Bắc Âu và Nam Âu về việc phát hành nợ chung, hoặc các điều kiện có thể được đặt ra cho bất kỳ khoản tín dụng nào do quỹ cứu trợ của eurozone phát hành.
Nhưng với việc gia tăng số người chết trên khắp Châu Âu và cuộc khủng hoảng mới bắt đầu xâm nhập vào châu Phi, cho đến nay, Châu Âu vẫn đang bị chi phối bởi một loạt các quỹ cứu trợ rối ren mà EU đưa ra để giải cứu nền kinh tế khu vực.
Lời an ủi chính dành cho Châu Âu là hãy nhìn khắp Đại Tây Dương và theo dõi sự hỗn loạn đang xảy ra hằng ngày.
Josep Borrell, giám đốc đối ngoại của EU lại khẳng định rằng EU đang tìm lại đôi chân của mình sau một khởi đầu tương đối khó khăn và việc hợp tác với nhau đang dành thắng lợi. Ông đã tuyên bố rằng: “Sau một giai đoạn đầu thực hiện các quyết định, chúng ta đang bước vào giai đoạn hội tụ, trong đó EU sẽ chiếm vị trí trung tâm. Ban đầu, thế giới gặp khủng hoảng vì không có sự phối hợp cùng nhau, với quá nhiều quốc gia bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo và hành động một mình. Còn bây giờ, rõ ràng cách duy nhất để thoát khỏi cuộc khủng hoảng này là hành động cùng nhau.”
Thùy Dung
Theo The guardian