Fica
  1. Quốc tế

Coronavirus: An ninh lương thực, trận chiến tiếp theo của Châu Á trong một thế giới hậu Covid

 Vũ Huy Hoàng
Vũ Huy Hoàng

Về lý thuyết, không có lý do gì để lo sợ một cuộc khủng hoảng lương thực như cuộc khủng hoảng thế giới năm 2007. Nhưng nỗi sợ hãi, bị lây lan bởi coronavirus, thì có thể khác.

 

Kệ trống tại một siêu thị Carrefour ở Đài Loan sau khi dịch coronavirus bùng phát.

Ở vùng cao nguyên Cameron phủ đầy sương mù của Malaysia, nông dân trồng rau và trái cây đang phải cực khổ để đóng gói và vận chuyển sản phẩm khi họ phải đối mặt với cơn ác mộng hậu cần do việc phong tỏa trên toàn quốc.

Ở Philippines, các nhà hoạt động vì nhân quyền của người nông dân đang lo lắng hơn bao giờ hết về tình trạng khó khăn ở những người sản xuất nhỏ - cũng phải đối mặt với các hạn chế di chuyển, họ buộc phải chuyển sang sử dụng chính cây trồng của mình khi không có tiền để mua rau và thịt.

Ở Singapore - một trong những đất nước có chế độ ăn uống tốt nhất thế giới - các thương nhân nông nghiệp đang cân nhắc xem các siêu thị sẽ tồn kho bao lâu khi các nhà cung cấp lâu năm bắt đầu áp dụng việc kiểm soát và hạn chế xuất khẩu.

Hôm thứ Sáu, thủ tướng Lee Hsien Loong của thành phố tuyên bố đóng cửa các doanh nghiệp và trường học không thiết yếu bắt đầu vào tuần tới, khiến cư dân đổ xô vào các siêu thị trên khắp quốc đảo để vơ vét thực phẩm.

Về lý thuyết, không có lý do chính đáng để bất kỳ ai phải lo sợ một cuộc khủng hoảng lương thực giống như khi toàn cầu khủng hoảng trong năm 2007/08, gây ra tình trạng bất ổn dân sự lan rộng và giá các mặt hàng thực phẩm thiết yếu tăng cao.

Sự lây nhiễm của căn bệnh hiện tại đã gây thiệt hại cho hơn một triệu người, nhưng không phải xuất phát từ thực phẩm.

Dữ liệu chính thức mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy tỷ lệ cổ phiếu trên sử dụng của toàn cầu đối với những mặt hàng chủ lực - một chỉ số quan trọng đánh giá tính dễ bị tổn thương của thị trường thực phẩm thế giới - đang ở mức cao hơn nhiều so với mức trước cuộc khủng hoảng 2007/08.

Và, tiếng chuông báo hiệu đang vang lên khắp châu Á rằng một sự kiện như vậy lại một lần nữa xuất hiện.

Tuần này, trong các cuộc phỏng vấn ở Châu Á với gần một chục người, bao gồm các chuyên gia an ninh lương thực khu vực, chủ doanh nghiệp thực phẩm, thương nhân nông nghiệp và các nhà nhập khẩu và nhà hoạt động, cho thấy một cuộc khủng hoảng lương thực sắp diễn ra, những vẫn có thể ngăn chặn được.

Lý do của cuộc khủng hoảng?

Các chính phủ sẽ phải chịu trách nhiệm cho cuộc khủng hoảng lương thực sắp tới?

Các cá nhân - một số người nói với điều kiện giấu tên vì những thỏa thuận trực tiếp của họ trong việc đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm cho các kho dự trữ quốc gia bí mật - cho biết nếu lịch sử lặp lại, các nhà hoạch định chính sách sẽ phải gánh chịu phần lớn trách nhiệm.

Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu bốc đồng, không quan tâm đến việc phối hợp và chia sẻ thông tin đa phương, và việc trả tiền phúc lợi dè sẻn cho nông dân và người nghèo ở nông thôn là một trong những lý do khiến nỗi lo khủng hoảng lương thực tăng cao.

[Các quốc gia] đóng cửa xuất khẩu để tự lo cho bản thân do lỗ hổng thông tin, nhưng trớ trêu thay, đó là điều gây ra một vấn đề lớn hơn cho mọi người, đặc biệt là các nhà xuất khẩu, một nhà kinh doanh nông nghiệp ở Singapore cho biết.

Paul Teng, một chuyên gia được nổi tiếng về an ninh lương thực Đông Nam Á, đã nói rằng một kịch bản tương tự như trong cuộc khủng hoảng 2007/08 đang diễn ra, khi giá gạo trắng Thái Lan ở một thời điểm tăng từ 350 USD/ tấn lên 1.000 USD.

Để so sánh, giá chuẩn hiện đang dao động ở mức $ 560-570 USD - mức cao nhất trong bảy năm qua.

Trong cuộc khủng hoảng, các quốc gia bắt đầu áp dụng lệnh cấm xuất khẩu khi giá tăng do sự kết hợp của các yếu tố: đồng đô la Mỹ tăng và thời tiết xấu ở một số quốc gia. Các nhà xuất khẩu khác cũng làm theo để bảo vệ người mua lâu năm của họ, lần lượt các nước nhập khẩu hàng đầu giảm thuế như là một sự bù đắp cho giá cao hơn.

Điều đó hỗ trợ nhu cầu, nhưng giữ áp lực tăng giá.

Teng nói đó là một loại tâm lý đám đông khi nói đến lúa gạo, “với việc một quốc gia làm điều này dẫn đến một quốc gia khác làm điều đó”, Teng, hiện giáo sư chuyên về nông nghiệp tại Đại học Công nghệ Nanyang. “[Kết quả] là bạn có một cuộc đua thực sự về giá gạo”.

Nhưng những thương nhân tại Singapore và ba nhà nhập khẩu học khác ở Malaysia, Indonesia và Philippines cho biết các sản phẩm lương thực dự trữ hiện tại đều tốt hơn trong các điều kiện bất lợi hơn. Ví dụ, những cá nhân này cho biết các nhà nhập khẩu đã được chỉ đạo để mua số lượng lớn các mặt hàng không dễ hỏng, chẳng hạn như thực phẩm đóng hộp.

Trong những tuần gần đây, các chính phủ cũng đã ra lệnh cho các nhà nhập khẩu đảm bảo các hợp đồng giao gạo trong tương lai, do dự đoán rằng giấy phép nhập khẩu mới có thể không được cấp.

Và điều đó đã được chứng minh trước, với việc Myanmar, Campuchia và Việt Nam trong các thông báo riêng biệt kể từ ngày 24 tháng 3, đình chỉ các đơn hàng xuất khẩu mới.

Cùng với ba quốc gia Đông Nam Á này, tám quốc gia khác đã áp đặt các hạn chế xuất khẩu đối với các sản phẩm thực phẩm kể từ thứ Năm, theo dữ liệu được biên soạn bởi nhóm nông nghiệp CGIAR.

Trên cả gạo

Sarena Che Omar, một nhà nghiên cứu an ninh lương thực của Viện nghiên cứu Malaysia Khananah, cho biết mức dự trữ của các mặt hàng, không chỉ gạo mà còn các sản phẩm thực phẩm khác cho thấy các chính phủ vẫn chưa thực sự học được những bài học từ cuộc khủng hoảng 2007/08.

“Sai lầm lớn nhất của mọi người là tập trung vào gạo và sự sẵn có của gạo”, bà nói. “An ninh lương thực không chỉ là về cung cấp. Nó cũng là về khả năng chi trả, về việc sử dụng và về sự lựa chọn”, Sarena nói.

Cũng với đó là Sarojeni Rengam, giám đốc điều hành của nhóm PAN Châu Á-Thái Bình Dương, cũng ủng hộ ý kiến đó.

Nhà hoạt động này cho biết ngày càng có nhiều báo cáo về việc nông dân trên khắp khu vực Đông Nam Á hết lương thực vì các tình huống phong tỏa khác nhau mà họ đang phải đối mặt.

“Khi việc phong tỏa được thực hiện, các nhà lãnh đạo, bao gồm cả Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin, đã hứa rằng nông nghiệp sẽ không bị ảnh hưởng, nhưng thực tế không như vậy”, Sarojeni nói.

Hạn chế di chuyển đồng nghĩa với việc thiếu hụt vận chuyển - có nghĩa là mọi thứ dần đi vào bế tắc vì sản phẩm không thể được đóng gói và gửi đến các chợ bán buôn hoặc nhà bán lẻ.

Đồng thời việc liệu người lao động ở các quốc gia, dưới một số hình thức phong tỏa, có được phép làm việc trên các cánh đồng hay không, cũng có nghĩa là mất mùa có thể sắp xảy ra.

Ở Ấn Độ - nơi bắt đầu phong tỏa vào ngày 24 tháng 3 - những lo ngại đang liên tục gia tăng về sự gián đoạn trong nông nghiệp, bởi vì những người lao động làm nông nhập cư ở đất nước này đã trở về quê nhà của họ ở miền đông Ấn Độ.

“Không ai tranh cãi rằng các biện pháp phong tỏa là cần thiết để hạn chế lây lan dịch bệnh, nhưng thực sự, các nhà hoạch định chính sách dường như đã hoàn toàn phớt lờ về cuộc sống của những người nông dân phụ thuộc vào tiền lương hàng ngày để sống sót”, ông Sarojeni nói.

Giúp đỡ

Các nhà sản xuất thực phẩm cũng lo ngại về việc phong tỏa.

Elizabeth M. de Leon-Lim, chủ tịch của Phòng sản xuất thực phẩm Philippines, nói rằng nếu việc phong tỏa còn tiếp tục, các cảng biển quốc gia có thể bị ảnh hưởng. Các lô hàng thực phẩm vẫn chưa được cập cảng và dỡ hàng vì các container không có người nhận tại các cảng.

Trong khi đó, một số cá nhân đã tiếp cận để giúp đỡ những người nông dân.

Tại Malaysia, Calvin Chan, người sáng lập Green Hero - một công ty bán thực phẩm dư thừa như hộp bento còn sót lại, bánh mì và bánh ngọt - đã bước vào để giúp đỡ nông dân vùng cao Cameron bằng cách liên kết họ với những người mua thành thị ở Kuala Lumpur.

Cũng tại Malaysia, hàng ngàn người đang lên kế hoạch huy động 300.000 ringgit (69.000 USD) để tài trợ hai bữa ăn mỗi ngày cho các cộng đồng dễ bị tổn thương trong thời gian phong tỏa. Những người sẽ được hưởng lợi từ sáng kiến ​​- được gọi là sáng kiến Chia sẻ thực phẩm - là những người lao động nhập cư, người bản địa, bà mẹ đơn thân, người tị nạn và người vô gia cư.

Những nỗ lực như vậy đang dần lan tỏa trên khắp khu vực. Nhưng thật không may, tinh thần tương tự như vậy đang thiếu giữa các chính phủ.

Các chuyên gia thương mại đã chỉ ra một hiệp ước bảy quốc gia được ký tuần trước là một ví dụ về những gì các quốc gia cần phải làm để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng

Úc, Canada, Chile, New Zealand, Myanmar, Brunei và Singapore vào ngày 26 tháng 3 tuyên bố họ đã ký một hiệp ước đặc biệt để giữ cho chuỗi thương mại và cung ứng mở ngay cả khi các quốc gia khác bắt đầu ngừng hoạt động để bảo vệ nguồn cung trong nước.

Trong số bảy quốc gia, New Zealand, Canada, Úc và Chile là một trong những nhà xuất khẩu thực phẩm hàng đầu thế giới.

Teng, người đã nghiên cứu rộng rãi các phản ứng của chính phủ đối với cuộc khủng hoảng 2007/08, cho biết các quan chức sẽ cần phải đối phó với nỗi sợ nhận thức của người dân [rằng đừng nên vơ vét mọi thứ có thể do lo ngại về thiếu hụt thực phẩm], điều này thực sự gây ra cuộc khủng hoảng lương thực.

Câu trả lời cho điều đó là giáo dục công chúng, thông qua các chương trình tiếp cận cộng đồng. Trong thời kỳ khủng hoảng, có chỉ một điều bạn phải làm: giao tiếp, giao tiếp và giao tiếp.

Thùy Dung

Theo Scmp