Fica
  1. Quốc tế

Corona virus có thể biến Trung Quốc thành một nhà lãnh đạo toàn cầu?

Bài lấy lại
Bài lấy lại

Cuộc khủng hoảng Coronavirus có thể là cơ hội thế kỷ cho Trung Quốc để củng cố vị trí là một cường quốc toàn cầu, một giáo sư nói với CNBC hôm thứ ba.

Corona virus có thể biến Trung Quốc thành một nhà lãnh đạo toàn cầu? - 1

“Tôi nghĩ rằng đây là cơ hội của thế kỷ để Trung Quốc xây dựng niềm tin với thế giới, điều mà một quốc gia đang trỗi dậy như Trung Quốc rất khó đạt được- Trung Quốc không (muốn) lãng phí cơ hội như thế này”, Keyu Jin, phó giáo sư kinh tế tại LSE, nói với CNBC Squawk Box Europe.

Bà này nói thêm rằng Trung Quốc đã nắm bắt cơ hội để nâng cao vị thế của mình trong các cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây, như khủng hoảng tài chính thông qua việc hỗ trợ thị trường nợ châu Âu.

“Chúng tôi đang thấy Trung Quốc xây dựng những mối quan hệ mạnh mẽ và trưởng thành hơn”, bà Jin nói. Mặc dù gần đây đã có rất nhiều căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, tôi tin rằng lập trường và định hướng của Trung Quốc vẫn được đưa ra như một quốc gia sẽ giúp đỡ Mỹ thay vì là người ngoài cuộc – nước này sẽ đảm bảo các nguồn cung cấp y tế quan trọng, và giúp đỡ bất cứ ai cần, đặc biệt là các nước đang phát triển.

“Đây là cơ hội của họ, họ đang nhìn vào trò chơi dài hạn”, bà này nói.

Đổ lỗi cho Trung Quốc

Chủng coronavirus mới, được gọi là COVID-19, được báo cáo lần đầu tiên vào tháng 12 tại thành phố Vũ Hán của Trung Quốc.

Trong khi Trung Quốc vẫn đang triển khai việc giúp đỡ và gửi các thiết bị cho các quốc gia đang chiến đấu với coronavirus ở nước ngoài, quốc gia này vẫn phải đối mặt với những chỉ trích về việc virus xuất phát từ chính đất nước mình.

Vào cuối tháng 1, chính quyền Trung Quốc đã tuyên bố cấm tạm thời buôn bán động vật hoang dã tại các chợ, siêu thị, nhà hàng và nền tảng thương mại điện tử - và các chuyên gia và tổ chức động vật hoang dã đang kêu gọi lệnh một lệnh cấm vĩnh viễn để ngăn chặn đại dịch trong tương lai.

Trung Quốc cũng bị chỉ trích vì thiếu minh bạch trong suốt đợt bùng phát.

Tại Mỹ, chính quyền Trump thường gọi COVID-19 là virut Vũ Hán hoặc virut Trung Quốc, với việc Tổng thống nói hồi đầu tháng này rằng lỗi thuộc về Trung Quốc. Trong khi đó, chính phủ Mỹ đã cáo buộc rằng Trung Quốc không báo cáo đầy đủ quy mô thực sự của vụ dịch.

Trong một cuộc họp báo tháng này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phản đối thuật ngữ coronavirus của Vũ Hán, họ cho rằng điều này bêu xấu đất nước Trung Quốc. Các quan chức tuyên bố virus này có thể không có nguồn gốc từ Trung Quốc, với một người phát ngôn cáo buộc Mỹ thiếu minh bạch và cho rằng virus thậm chí có thể được quân đội Mỹ phát tán vào Trung Quốc.

WHO đã đứng ra và nói rằng việc đổ lỗi cho các quốc gia riêng lẻ về sự lây lan của COVID-19 là không chính xác, và nói rằng việc quan trọng nhất giờ đây là đoàn kết chống dịch.

Theo LSE từ Jin, người đã nói chuyện với CNBC từ Bắc Kinh, đã có sự chống đối Mỹ đang gia tăng ở Trung Quốc do lập trường của chính phủ Mỹ về việc gọi coronavirus xuất phát từ Vũ Hán.

“Nhưng tôi nghĩ lập trường ngoại giao đang thay đổi – Trung Quốc muốn thúc đẩy sự phối hợp, hợp tác nhiều hơn, muốn gạt bỏ những kì thị này”, bà nói.

“Chúng tôi sẽ không thể nói về một thỏa thuận thương mại khi một nửa nền kinh tế bị đóng băng. Nhưng chính phủ sẽ cố gắng thuyết phục người dân Trung Quốc rằng đây là cơ hội để Trung Quốc làm nhiều việc hơn cho thế giới - không chỉ vì lợi ích chiến lược của riêng mình, mà còn vì sự nhân đạo”.

Cho đến nay, hơn 800.000 trường hợp nhiễm coronavirus đã được xác nhận trên toàn thế giới, theo dữ liệu được biên soạn bởi Đại học Johns Hopkins, với 38.743 trường hợp tử vong.

Thùy Dung

Theo Scmp