Fica
  1. Quốc tế

Căng thẳng Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, hướng đi nào cho ba bên?

Cựu thống đốc ngân hàng trung ương Trung Quốc, Zhou Xiaochuan lo lắng về cuộc chiến tranh lạnh công nghệ đang xảy ra.

Với tranh chấp thương mại Nhật - Hàn, Trung Quốc hoặc có thể là người ngoài cuộc chỉ theo dõi bên lề hoặc là người cố gắng gắn kết hai bên giống như Mỹ đã từng làm - nhà ngoại giao Singapore - Kishore Mahbubani cho biết.

Ông nói thêm, Bắc Kinh có thể hưởng lợi những cơ hội địa chính trị từ cuộc xung đột của các nước láng giềng này, hoặc cố gắng ngoại giao để giảm bớt căng thẳng giữa Tokyo và Seoul.

Trong những tháng gần đây, căng thẳng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đã liên tục tăng cao với việc tranh chấp lãnh thổ (quần đảo Takeshima/ Dokdo) và những mâu thuẫn từ lịch sử, thậm chí còn gạch tên nhau khỏi danh sách ưu đãi thương mại.

Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Nhật Bản đối với Hàn Quốc còn đe dọa tới chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế khu vực đang phải chịu cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Mahbubani, hiện đang là chuyên gia kinh tế của Viện nghiên cứu Châu Á Singapore Châu Á, nói rằng: “Nếu Trung Quốc “tinh tế” trong ngoại giao, đóng vai trò bình định thì có thể thay đổi mâu thuẫn của khu vực rất nhiều”

Vì vậy, câu hỏi đặt ra là, liệu Trung Quốc sẽ làm gì?

Mahbubani phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Singapore, mô tả rằng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, giống như một hệ thống địa chính trị đang phát triển với các chủ thể khác nhau, từ lưỡng cực, đơn cực và hiện đang bước vào một thế giới đa cực.

Mahbubani nói, theo lối suy nghĩ thông thường thì khu vực Đông Bắc Á đang phát triển kinh tế mạnh mẽ sẽ phải giống như Liên minh châu Âu, có mối quan hệ ổn định vững chắc với nhau. Nhưng trên thực tế, chỉ có Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - một khối gồm 10 quốc gia và với 600 triệu dân – dần trở nên ổn định.

Đồng nghiệp của Mahbubani - ông  Lee Jae-Seung, là giáo sư của Khoa Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Hàn Quốc, mô tả mối quan hệ song phương của Seoul và Tokyo giống như “một mùa đông dài bất thường biến thành một kỷ băng hà”. Ông kết luận rằng căng thẳng giữa hai bên xuất phát từ việc mẫu thuẫn về tư tưởng chính trị và chủ nghĩa dân tộc giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.

An anti-Japan protest in South Korea. Photo: EPA-EFE
Phản đối Nhật Bản diễn ra mạnh mẽ ở Hàn Quốc

“Cuộc đối đầu như vậy đã làm cho nền kinh tế khu vực đi xuống, an ninh suy yếu, ngành du lịch đình trệ và đáng ngại nhất là ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa người và người”. nói

Ông Lee nói: “Chỉ mất một giây để tổn thương nhau nhưng phải mất rất nhiều năm để hồi phục “vết sẹo” đó. Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc nên tìm đến các cuộc đối thoại nhỏ để cùng hợp tác trên các vấn đề cụ thể”

Mahbubani cho biết nhiều quốc gia có thể áp dụng mô hình ngoại giao Trump-Kim trong quan hệ song phương, đề cập đến cách Tổng thống Mỹ Donald Trump tổ chức các cuộc đàm phán chưa từng có với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, thảo luận về phi hạt nhân hóa hoàn toàn. Dù các cuộc đàm phán không mang lại bất kỳ kết quả nào, nhưng sự “táo bạo” của Trump đã thành công thay đổi nhận thức toàn cầu, từ một hình ảnh Bắc Triều Tiên “bị cô lập, phi lý” trở thành “một tư duy hợp lý” trên toàn cầu.

North Korea's leader Kim Jong Un meets with US President Donald Trump. Photo: AFP
Nhà lãnh đạo Triều Tiên - Kim Jong Un gặp gỡ Tổng thống Mỹ Donald Trump

Tuy nhiên, diễn giả thứ ba trong hội thảo, giáo sư Đại học Bắc Kinh, ông Jia Qingguo, lại có những lời chỉ trích nặng nề đối với chính quyền Mỹ và Trump. Ông Jia là một học giả hàng đầu về nghiên cứu quốc tế ở Trung Quốc, nói rằng: “Mỹ quá lo lắng sợ hãi về một Trung Quốc đang vươn lên, đến nỗi miêu tả Bắc Kinh giống như những nhân vật phản diện”.

Ông Jia lập luận rằng Trung Quốc từ lâu đã bị chỉ trích vì tạo ra mô hình phát triển kinh tế thay thế cho các nước mới nổi, trong khi thực tế, lời khuyên của chúng tôi là để các nước phát triển theo con đường độc đáo của riêng họ.

Ông cũng bào chữa rằng thành công của Trung Quốc là do chọn lựa “làm điều đúng” hơn là “theo chân người khác”. “Trung Quốc hy vọng rằng các quốc gia sẽ làm theo mong muốn của họ khi đưa ra các chính sách, thay vì nghe theo những nước khác. Các quốc gia hãy làm những gì họ tin là đúng”.

Mỹ và Trung Quốc đã áp dụng thuế quan “ăn miếng trả miếng” lẫn nhau, ông Jia nói rằng Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục mở rộng những lợi ích thương mại. Hầu hết các quốc gia vẫn ủng hộ hợp tác đa phương, cho dù là về thương mại, công nghệ hay an ninh. Chỉ một số ít quốc gia như Mỹ dưới sự chỉ đạo của tổng thống Trump, vẫn tán thành chủ nghĩa bảo hộ và chính sách đơn phương.

Former governor of the People’s Bank of China, Zhou Xiaochuan. Photo: Reuters
Cựu thống đốc của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, Zhou Xiaochuan.

Zhou Xiaochuan, thống đốc của ngân hàng trung ương Trung Quốc từ 15 năm, trước khi từ chức vào tháng 3 năm ngoái, ông đã có bài phát biểu tại hội nghị. Ông tin rằng sẽ có một một giải pháp cho chiến tranh thương mại nhưng lo lắng nhiều hơn cả là chiến tranh lạnh công nghệ.

Trong những tháng gần đây, Mỹ nhắm mục tiêu vào công ty viễn thông khổng lồ Huawei vì lý do an ninh, chuyển sang loại bỏ Huawei và các công ty khác khỏi thị trường Mỹ. Nhưng Trung Quốc có thể vượt qua được do có khả năng nghiên cứu và phát triển, nhiều người tài và gây quỹ để giúp giáo dục con người.

“Ngày nay, các trường đại học Trung Quốc và nhiều du học sinh trở về nước đóng góp cho đội ngũ tài năng và sự tiến bộ công nghệ, giúp cho sự phát triển của Trung Quốc tăng nhanh vượt bậc”, ông nói

“Tri thức luôn luôn có mặt ở khắp mọi nơi trên toàn cầu, với rất nhiều hội nghị, hội thảo, các ấn phẩm có sẵn. Do đó, không cần phải lo sợ vì hầu hết các bí quyết và công nghệ có thể giao dịch trực tiếp”. Ông Zhou nói thêm rằng Trung Quốc luôn có thể tìm mua các bằng sáng chế, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, hoặc chi tiền để mua công nghệ ở phương Tây. Vậy mà một vài ý nghĩ “ngây thơ” lại cho rằng phong tỏa sự trao đổi và chuyển giao công nghệ là ngăn được Trung Quốc, ông cho hay.

Thùy Dung

Theo Scmp