Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump tham dự cuộc họp song phương bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka vào ngày 29 tháng 6 năm 2019. Ảnh: Brendan Smialowski.
Sự chia rẽ ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Mỹ dự kiến sẽ leo thang mạnh mẽ, phá vỡ các mối quan hệ kinh tế lâu dài và buộc các nhà đầu tư phải đánh giá lại quan điểm của họ về thị trường toàn cầu.
Căng thẳng giữa hai nước đã leo thang cao trong tuần này sau khi Mỹ tuyên bố hai tin tặc Trung Quốc đang nhắm vào các công ty Mỹ làm nghiên cứu về virus corona và đánh cắp thông tin từ các công ty trên khắp thế giới. Sau đó, Mỹ đã ra lệnh đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston và tuyên bố đây là một bước cần thiết để bảo vệ tài sản trí tuệ và dữ liệu của công dân tư nhân.
Các công ty Phố Wall đã đánh giá những tác động mà căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đem lại. Một quan điểm nhất quán đưa ra đó là thế giới sẽ phân cực nhiều hơn với các nền kinh tế và các công ty đang hướng về một quỹ đạo của Trung Quốc hoặc Mỹ.
Jimmy Chang, chiến lược gia đầu tư chính tại Rockefeller Asset Management cho biết, “đầu tiên là dịch Covid-19 bắt đầu ở Trung Quốc, sau đó, Trung Quốc đã xử lý được những hậu quả của nó và bây giờ thì tới luật an ninh quốc gia được áp dụng đối với Hồng Kông, thật khó để thấy Mỹ, phương Tây và Trung Quốc có thể trở lại mối quan hệ bình thường”.
Chuyên gia đầu tư thế giới Ed Yardeni cảnh báo rằng ngoài sự ảnh hưởng của Covid-19, mối quan hệ xấu đi giữa hai siêu cường thế giới cũng là một lý do khiến cho tốc độ tăng trưởng của thị trường thế giới có khả năng sẽ bị giảm 20%.
Theo các chuyên gia, cuộc cạnh tranh giữa các quốc gia có vẻ như sẽ ảnh hưởng đến gần như mọi khía cạnh của mối quan hệ Mỹ-Trung - bất kể kết quả bầu cử ở Mỹ có ra sao đi nữa. Các quốc gia khác sẽ ngày càng bị đẩy sang chọn các phe. Việc giãn cách trong mối quan hệ Mỹ-Trung sẽ tập trung vào lĩnh vực công nghệ nhưng cũng sẽ liên quan thêm đến nhiều lĩnh vực khác. Điều này có nghĩa là các nhà đầu tư cần tiếp xúc với cả hai thị trường, đặc biệt là khi trung tâm của sự tăng trưởng toàn cầu đang chuyển sang Châu Á.
Mike Pyle, chiến lược gia đầu tư toàn cầu của BlackRock nói rằng: “Gần đây đã có những dấu hiệu cho thấy sự xung đột rõ rệt giữa hai quốc gia Mỹ-Trung. Bộ trưởng Ngoại giao Mike Pompeo hành động để xác nhận tình trạng của Hồng Kông tách biệt với Trung Quốc và từ chối thị thực cho một số công dân Trung Quốc. Cổ phiếu Châu Á đã phản ứng với điều đó cũng như thông báo gần đây của Mỹ rằng họ sẽ cấm mạng 5G Huawei. Mỹ đã đi theo sự lãnh đạo của chính mình, họ đã đàn áp gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc và hạn chế quyền truy cập của Huewei tại Mỹ vì các cáo buộc gián điệp mạng.
Đối với các nhà đầu tư, những điều này mang ý nghĩa rất quan trọng và cần được xem xét kỹ lưỡng để thực hiện cấu trúc danh mục đầu tư một cách đúng đắn.
Ngày càng căng thẳng
Tuần này, chính phủ Mỹ đã cấm thêm 11 công ty Trung Quốc mua công nghệ Mỹ và các sản phẩm khác mà không có giấy phép đặc biệt. 11 công ty này đã hoặc đang nhà cung cuả các thương hiệu quốc tế lớn, bao gồm Apple, Alphabet, HP, Hugo Boss và Ralph Lauren, theo báo cáo của New York Times.
Hiện nay, nhiều công ty đa quốc gia đã làm việc để chuyển hướng chuỗi cung ứng của họ từ Trung Quốc sang nơi khác và điều đó có thể sẽ tiếp tục tăng lên.
Tuy nhiên theo Pyle, sự gia tăng trong thương mại toàn cầu và Trung Quốc trở thành nhà máy thế giới là một xu hướng đa ngành. Nhưng xu hướng trong suốt gần 20 năm qua sắp bị đảo ngược khi các công ty đa quốc gia ở Trung Quốc chuyển hoạt động sang nơi khác. Ý nghĩa của chuỗi cung ứng, giá cả và lạm phát là một quá trình chuyển đổi từ từ. Di chuyển khỏi Trung Quốc trong chuỗi cung ứng sẽ mất nhiều năm để hoàn thiện. Điều này dẫn đến chi phí bán hàng cao hơn. Câu hỏi đặt ra là liệu khi chi phí bán hàng gia tăng thì có khiến có giá thành của các sản phẩm hàng hóa đến tay người tiêu dùng tăng cao không ? Và nếu giá cả vượt qua mức cho phép thì sẽ thế nào ?
Khi mà hai nền kinh tế lớn nhất bắt đầu tan rã, thì sẽ có một số tác động. Nhiều công ty đa quốc gia được hưởng lợi trong nhiều năm từ việc sản xuất tại Trung Quốc, giảm chi phí, tăng cường lợi nhuận của họ. Nhưng khi bạn đảo ngược quá trình đó, sẽ gây ra bao nhiêu thiệt hại?
Đầu tư cho trật tự thế giới mới
Morgan Stanley, trong một lưu ý gần đây, đã nghiên cứu tác động tiềm năng đối với 35 lĩnh vực công nghiệp trong việc tách rời hai nền kinh tế.
Trong đó có 11 lĩnh vực sẽ phải chịu nhiều gánh nặng nhất về chi phí gia tăng và những thách thức khác đối với hoạt động kinh doanh. Những lĩnh vực đó bao gồm các nhà sản xuất tự động và thành phần toàn cầu; vận tải toàn cầu và hàng không vũ trụ; hàng hóa vốn toàn cầu, phần cứng và internet công nghệ thông tin của Mỹ và các chất bán dẫn của Mỹ và Châu Á.
Và có 13 lĩnh vực được hưởng lợi từ việc toàn cầu hóa, bao gồm các lĩnh vực hóa chất toàn cầu, đồ uống và hàng hóa xa xỉ. Dược phẩm toàn cầu, công nghệ sinh học và công nghệ y tế cũng được hưởng lợi. Các ngân hàng và công ty bảo hiểm của Mỹ cũng nằm trong danh sách đó.
Các nhà phân tích của Morgan Stanley cho biết, những lợi ích từ việc tiếp tục toàn cầu hóa - thị trường mới và chuỗi cung ứng đa dạng hơn - vượt xa những thách thức.
Các tổ chức tài chính của Mỹ đang gia tăng sự hiện diện của họ ở Trung Quốc, nơi các nhà chức trách đã nới lỏng các quy tắc về sở hữu nước ngoài. Viện Peterson liệt kê các ví dụ về các công ty Mỹ mở rộng quy mô của họ, bao gồm Goldman Sachs đã được phê duyệt vào tháng 3 để nâng tỷ lệ sở hữu trong liên doanh Goldman Sachs Gao Hua Securities lên 51%. Morgan Stanley cũng đã được chấp thuận để nâng cổ phần của mình trong công ty chứng khoán liên doanh, Morgan Stanley Huaxin Securities, từ 49% lên 51%.
Trong báo cáo của mình, các nhà phân tích của Morgan Stanley cho biết cũng có một số ngành dành được những lợi ích lớn trong khu vực, bao gồm các công ty trong lĩnh vực phần mềm doanh nghiệp Châu Á và internet Châu Á. Cũng có những lĩnh vực sẽ không bị ảnh hưởng nhiều, chẳng hạn như năng lượng toàn cầu và kim loại toàn cầu.
Theo ý kiến của chiến lực gia đầu tư Jimmy Chan: “Từ quan điểm của thương mại toàn cầu, tôi nghĩ thương mại toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Luôn luôn có sự chuyển đổi giữa các công ty, khi một công ty hay lĩnh vực bị tổn thương thì ắt sẽ có một công ty hay một lĩnh vực khác được hưởng lợi. Điều tương tự cũng có thể đúng với các quốc gia như Ấn Độ và Indonesia bởi họ có thể trở thành người thụ hưởng nhiều lợi ích nhất khi nhiều công ty phương Tây chuyển chuỗi cung ứng của họ sang đây.”
Thùy Dung
Theo CNBC